Bạn đang có nhu cầu học bằng lái xe hạng C, nhưng không biết được bằng C chạy được những loại xe gì? Bài viết dưới đây Lái Xe Mekong sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi bằng lái hạng c chạy được xe gì? Hãy cùng theo dõi nhé!
Tìm hiểu về bằng lái xe hạng C
Bằng lái xe hạng c là gì?
Bằng C hay còn được gọi là gplx hạng C là một trong những loại giấy phép lái xe hạng nặng, cũng chính vì thế mà nhiều người thường e dè khi lựa chọn học loại bằng lái này. Tuy nhiên, với những ai mong muốn có một công việc có sử dụng đến xe tải, hay muốn cơ cơ hội thăng tiến cao trong công việc thì bằng lái hạng C lại cực kỳ cần thiết.
Bằng hạng c có thời hạn bao lâu?
Về thời hạn bằng lái xe hạng C, Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định rất rõ là 5 năm kể từ ngày cấp. Khi giấy phép lái xe hết hạn, tài xế phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép.
Nếu để bằng lái quá hạn dưới 3 tháng, lái xe sẽ bị phạt từ 5 – 7 triệu đồng, nếu giấy phép lái xe hết hạn từ 3 tháng trở lên, lái xe sẽ bị phạt từ 10 – 12 triệu đồng.
Bằng C chạy được những loại xe gì?
Trong quá trình học lái xe hạng C, học viên trước khi đăng kí học có thắc mắc bằng C chạy được xe gì?
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã liệt kê cụ thể các loại phương tiện mà người có giấy phép lái xe hạng C được phép điều khiển, cụ thể là:
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
- Theo đó, với giấy phép lái xe hạng C, tài xế có thể lái những loại xe sau đây:
- Ôtô tải (tính cả ôtô tải chuyên dùng), ôtô chuyên dùng có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3,5 tấn lên.
- Ôtô chở người đến 09 chỗ ngồi (tính cả chỗ ngồi cho người lái xe).
- Ôtô chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.
- Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3,5 tấn.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải dưới 3,5 tấn.
Như vậy, khi sở hữu giấy phép lái xe hạng C, tài xế vừa có thể điều khiển xe có trọng tải lớn, vừa có thể điều khiển các phương tiện chở người thông thường.
Những điều cần biết khi thi bằng lái xe hạng C
Khi đã biết được bằng C được lái loại xe nào, bạn sẽ có quyết định thi bằng hạng C, tuy nhiên hãy tham khảo những điều sau đây để khóa học trở nên hiệu quả nhé:
Bằng lái xe hạng C độ tuổi nào sẽ được thi?
Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC).
Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe.
Bằng lái C có thể nâng lên hạng nào?
Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, giấy phép lái xe hạng C có thể nâng lên các hạng sau:
- Hạng C lên D, C lên FC: Nếu có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
- Hạng C lên E: Nếu có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Khi nâng từ hạng C lên các hạng khác, người tài xế sẽ phải tham gia học nâng hạng trong thời gian như sau:
- Hạng C lên D: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 144).
- Hạng C lên E: 336 giờ (lý thuyết: 56, thực hành: 280).
- Hạng C lên FC: 272 giờ (lý thuyết: 48, thực hành: 224).
Điều kiện để học và thi lái xe bằng c
Đáp ứng điều kiện sức khỏe theo quy định
Khi đăng ký, học viên phải cung cấp giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp quận,huyện trở lên, có dấu giáp lai trên ảnh và chữ kí của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ. Những trường hợp bị coi là không đủ điều kiện sức khỏe để tham gia thi bằng lái xe hạng C như:
- Mắc các bệnh về mắt: cận thị, viễn thị quá 7 độ, loạn thị quá 4 độ, mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc, mắc các bệnh về võng mạc.
- Mắc các bệnh về tai: nghe không rõ hoặc không xác định được phương hướng phát ra âm thanh trong khoảng 50m.
- Mắc các bệnh về tim mạch: bị hở van tim mức độ nặng theo kết quả chẩn đoán của bác sĩ.
- Mắc các dị tật ở chân, tay: bàn tay không đủ 4 ngón hoặc mất ngón cái, mất một chân hoặc teo chân
- Mắc các bệnh khác: có tiền sử động kinh, co giật, bệnh truyền nhiễm, cân nặng dưới 46kg và chiều cao dưới 1m5 cũng không đủ điều kiện thi bằng C.
- Phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh nguy hiểm, cơ thể bình thường.
- Không bị dị tật, thừa hoặc thiếu các phần của các chi, thừa hoặc thiếu ngón tay ngón chân, bị teo cơ, có tiền sử mắc bệnh động kinh, có dấu hiệu tâm thần, các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, các bệnh dễ lây nhiễm, bệnh cần cách ly… đều không được phép tham gia các khóa học và thi GPLX hạng C.
- Phải có giấy khám sức khỏe do bệnh viện, trung tâm y tế cấp quận, huyện, thành phố xác nhận dấu giáp lai, hình thẻ và xác nhận của bác sĩ chuyên khoa, được cấp trong 3 tháng gần nhất và phải đúng mẫu quy định.
Độ tuổi và học vấn
- Đủ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày dự thi sát hạch).
- Phải có bằng tốt nghiệp THCS trở lên.
Nếu bạn đã có GPLX hạng B2 thì học nâng dấu lên hạng C và điều kiện để được nâng dấu đó là: Hạng B2 lên C thời gian hành nghề từ 3 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên và phải có đủ sức khỏe theo quy định.
Thủ tục thi bằng lái xe hạng C
Thủ tục thi bằng lái xe hạng C ngày càng trở nên đơn giản và tiện lợi hơn đối với người đăng ký. Hiện nay, để thi bằng lái xe hạng C, bạn chỉ cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những thứ sau:
- 6 ảnh 3×4, 1 photo chứng minh nhân dân/CCCD (không cần công chứng)
- Chi phí học lái (lý thuyết, thực hành) 21.415.000 Đ
- Lệ phí thi (nộp trên sân thi): 585.000 Đ
- Tổng chi phí: 22.000.000 Đ (Cam kết không phát sinh chi phí)
Bài viết trên đây, Trung tâm GDNN MEKONG đã giúp bạn trả lời câu hỏi bằng hạng c chạy được xe gì? Để có thể tìm được trung tâm dạy lái xe uy tín giúp bạn có thể thi đâu, bạn có thể liên hệ với Trung tâm GDNN MEKONG, với nhiều năm uy tín trên thị trường, cùng với sự tận tâm của các giáo viên, chắc chắn sẽ giúp bạn lấy được giấy chiếc bằng C của mình.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Cơ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739
- Email: contact@laixemekong.com