NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Câu hỏi chung

Hồ sơ tham gia khóa học lái xe ô tô gồm những gì?
  • CMND photo cả 2 mặt
  • 8 ảnh 3×4 (áo có cổ, không đeo kính)
  • Mẫu đăng ký khoá học đã hoàn tất
Tôi quá bận và có thể tự chọn giờ học cho mình hay không?

Bất cứ khi nào học viên cầm thẻ thực hành đến, trung tâm sẽ sắp xếp thầy và xe để tập ngay, kể cả ngày cuối tuần.

Trung tâm thu những loại phí gì? Có thêm chi phí trong quá trình học hay không?

Học viên chỉ cần đóng học phí học lái xe một lần (không có chi phí phát sinh), học phí này bao gồm phí hồ sơ, lệ phí học lý thuyết, lệ phí học thực hành, tiền xăng xe và bồi dưỡng cho giáo viên.

Các loại bằng lái được phân loại như thế nào? Thế nào là B2, C?

Căn cứ theo quy định về phân loại bằng lái trong luật giao thông đường bộ Việt Nam điều 59:

Hạng B2: thời hạn 10 năm, dành cho người điều khiển xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg.
Hạng C: thời hạn 05 năm, dành cho người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên và các loại xe quy định cho hạng B2.

Điều kiện để “đậu” qua kỳ thi sát hạch là gì?

Trong bộ 600 câu hỏi lý thuyết đã học, đề thi sẽ rút ra 30 câu và học viên cần trả lời đúng 26 câu.

Về phần thực hành, học viên cần đạt 80/100 điểm cho 10 bài thi sa hình.

Hạng A1, A2

Hồ sơ thi bằng lái xe máy gồm những gì?

Thi bằng lái xe máy cần những gì? Để đăng ký thi sát hạch bằng lái xe máy do Bộ giao thông tổ chức, cần chuẩn bị các hồ sơ thi bằng lái xe máy có liên quan sau:

  • 4 ảnh thẻ 3×4, lấy cả vai đến khuỷu tay, phông nền ảnh màu xanh dương.
  • Giấy chứng minh hoặc căn cước công dân photo và được công chứng.
  • Giấy khám sức khỏe đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe A1 hoặc A2.
  • Đơn đăng ký thi bằng lái xe.

Nếu đối tượng dự thi đã có bằng lái xe ô tô chỉ phải thi phần thực hành và được miễn thi lý thuyết.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, công dân có thể nộp hồ sơ đăng ký tại các trung tâm hoặc các cơ sở tổ chức thi sát hạch, không cần phải mua hồ sơ thi bằng lái xe máy.

Bằng lái xe A1 chạy được xe gì?

Theo thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15/04/2017 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2017, quy định về việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ được quy định như sau:

Bằng lái xe máy A1 hay còn được gọi là giấy phép lái xe hạng A1 được sở GTVT của các tỉnh cấp cho những người đã vượt qua kỳ thi sát hạch giấy phép lái xe hạng A1.

Giấy phép lái xe hạng A1 là loại giấy phép lái xe được chấp nhận trong điều kiện người lái xe sử dụng phương tiện với dung tích xi lanh đạt từ 50cm3 đến dưới 175cm3. Đây là loại bằng lái xe xếp hạng cơ bản nhất chỉ dành cho người điều khiển xe 2 bánh và người khuyết tật sử dụng xe 3 bánh.

Hiện tại, bằng lái xe máy A1 được cấp là bằng PET và có mã QR. Những người đã có bằng lái xe ô tô sẽ được không cần thi bài thi sát hạch lý thuyết mà chỉ thi thực hành.

Học viên có thể chọn tích hợp 2 bằng lái xe gồm bằng lái xe máy A1 và bằng lái xe ô tô thành 1 bằng thuận tiện cho việc mang theo.

Ngoài A1, A2 còn có các loại bằng lái xe hạng A nào?

Ngoài bằng lái xe máy hạng A1 và A2 thì đối với giấy phép lái xe hạng A còn có giấy phép lái xe hạng A3 và giấy phép lái xe hạng A4.

Bằng lái xe hạng A3: Bằng lái xe hạng A3 bao gồm các phương tiện được phép điều khiển ở 2 loại bằng trên. Đồng thời một khi đã vượt qua điều kiện thi bằng lái xe máy hạng A3, bạn có thể điều khiển các loại xe mô tô 3 bánh khác như xe lam, xe xích lô sử dụng động cơ máy.

Bằng lái xe hạng A4: Được cấp cho những người điều khiển xe máy với trọng tải đạt 1000 kg. Khác với 3 loại giấy phép lái xe ở trên. Bằng lái xe hạng A4 chỉ có thời hạn trong 10 năm. Vậy nên bạn cần phải đi thi lại bằng lái xe sau khi đã hết thời hạn.

Mức phạt đối với lỗi hành vi không có bằng xe máy bao nhiêu?

Người điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh không lớn hơn 50 cm3 không có bằng lái xe khi lưu thông trên đường bị xử phạt từ 600.000 đến 1.000.000 đồng.

Đối với những điều điều khiển xe máy có dung tích xi lanh trên 50 cm3 – dưới 175 cm3 khi điều khiển phương tiện nhưng không có bằng lái xe bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng và tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định giữ phạt.

Trường hợp điều khiển phương tiện moto có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên khi lưu thông trên đường không có bằng lái A2 sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện 7 ngày trước khi ra quyết định.

Trường hợp có bằng lái nhưng không mang theo sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Hạng B1, B2, C

Khi lái xe trên dốc, xe nào sẽ phải nhường đường?

Theo quy định của luật giao thông thì xe xuống dốc sẽ phải nhường đường cho xe lên dốc. Vì khi xe lên dốc, nếu phải nhường đường cho xe xuống dốc có thể khiến xe lên dốc bị trôi dốc, rất nguy hiểm

Tài xế lái xe được phép điều khiển ô tô trong thời gian liên tục là bao lâu?

Theo quy định của luật giao thông, tài xế không được phép lái xe ô tô tham gia giao thông quá 10h/ngày và không được lái xe liên tục quá 4h. Điều này được áp dụng nhằm đảm bảo sức khỏe cho tài xế lái xe

Làm thế nào để có thể đảm bảo được khoảng cách an toàn khi lái xe trên cao tốc

Quy tắc tính khoảng cách an toàn khi lái xe trên cao tốc đó là lấy vận tốc trừ đi 30. Ví dụ bạn chạy xe với vận tốc 100 km/h thì khoảng cách an toàn sẽ là 70 m

Nâng hạng GPLX

Có thể thi thẳng để lấy bằng lái xe ô tô hạng D, E không?

Bởi tính chất pháp lý bằng lái xe ô tô hạng D được phép điều khiển xe ô tô chở từ 10 đến 30 (kể cả chỗ tài xế), vậy nên GPLX (giấy phép lái xe) ô tô hạng D có yêu cầu cao hơn các hạng B và C. Người thi bằng lái xe ô tô hạng D yêu cầu cần phải có kinh nghiệm điều khiển xe và số km điều khiển xe an toàn.

Bởi vậy, không thể học bằng lái xe ô tô hạng D và E trực tiếp mà cần phải làm đúng các thủ tục lên hạng bằng lái xe từ hạng B hay C lên hạng D, E .

Còn nếu như muốn có bằng lái xe ô tô hạng D thì người điều khiển cần phải có bằng lái xe ô tô hạng B2 hoặc hạng C, sẽ theo hình thức lên hạng để có bằng lái xe ô tô hạng D.

Điều kiện nâng hạng B2 lên D là gì?

Để nâng dấu bằng lái xe ô tô từ hạng B lên hạng D người lái xe cần có kinh nghiệm 5 năm lái xe và số km lái xe an toàn là 100.000km , đủ 24 tuổi (tính đến ngày thi sát hạch)

Những thủ tục để đăng ký nâng hạng bằng lái xe ô tô hạng D, tại Khoản 2 điều 10, theo Thông tư số 46/2012/ TT – BGTVT về quy định người học xe ô tô lên hạng lập 01 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo như sau đây:

  • Giấy đề nghị học, sát hạch để cấp GPLX theo mẫu quy định
  • Bản sao chụp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn
  • Giấy khám sức khỏe do cơ sở có thẩm quyền cấp theo quy định
  • Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc các bằng cấp tương đương khác, đối với những trường hợp học nâng hạng GPLX ô tô lên hạng D và E. Cần xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch.
  • Bản sao chụp giấy phép lái xe ô tô hiện có, xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận GPLX.
Bằng lái xe hạng D được phép điều kiển xe nào?

Căn cứ theo quy định của bộ GTVT, thì giấy phép lái xe (GPLX) hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe như sau:

  1. Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi cho người lái xe
  2. Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2 và C.

Bằng lái xe hạng D được lái tất cả các loại xe như:

  • Ô tô chở người xe 4 chỗ, 7 chỗ, 9 chỗ, 16 chỗ đến 29 chỗ phổ biến hiện nay, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe.
  • Xe ô tô tải, kể cả xe ô tô tải chuyên dùng có trọng tải với thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Ngoài ra, bằng hạng D bạn cũng có thể lái xe tải ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế trên 3.500 kg.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, hãy liên hệ với chúng tôi để được chúng tôi hỗ trợ tư vấn miễn phí.

HOTLINE LIÊN HỆ