Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô

Trẻ em chưa hình thành ý thức đầy đủ như người lớn, đặc biệt là các bé trong giai đoạn từ 1-5 tuổi rất tò mò, thích khám qua những vật xung và đặc biệt hay bắt trước những việc người lớn làm. Do vậy, bố mẹ để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô cần lưu ý những việc như khóa cửa, khóa kính, giám sát trẻ, và vị trí ngồi của trẻ cũng như các vật dụng hỗ trợ trên hành trình có trẻ đi cùng. Một sơ xuất nhỏ cũng có thể phải trả giá đắt.

Các trang bị cần thiết để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô

Khi cho bé di chuyển bằng ô tô, chúng ta nên chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, giúp bé có một hành trình an toàn, thoải mái và dễ chịu.

Ghế an toàn cho bé và thiết bị bảo vệ ghế ngồi

 

Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Ghế an toàn giúp bé di chuyển êm ái và dễ chịu

Theo khuyến cáo của Cục An toàn giao thông quốc gia Mỹ và Học viện nhi khoa Mỹ (AAP), trẻ em nặng dưới 36 kg và cao dưới 1,45 m nên được ngồi trên ghế riêng thay vì chỗ ngồi bình thường của người lớn.

Ghế trên ô tô được thiết kế dành cho người lớn. Do đó, tầm vóc của trẻ em sẽ lọt thỏm trong lòng ghế, khiến trẻ dễ bị xê dịch, lắc lư và dây an toàn không thể thắt gọn.

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em dưới 12 tuổi nên có ghế riêng, cài đặt thêm. Ghế trẻ em cần được hướng dẫn lắp đặt đúng cách để cố định vị trí trẻ an toàn. Để vị trí của trẻ luôn được cố định và an toàn nhất, cha mẹ nên đặt bé ngồi ở vị trí sau ghế phụ lái, trên ghế trẻ em phù hợp.

Khi lắp ghế an toàn cho bé ngồi ô tô, bố mẹ nên trải thêm một tấm lót dày dặn giữa mặt ghế xe và đáy ghế an toàn. Tấm lót giúp giảm ma sát trượt, cũng như tránh việc ghế an toàn làm xước mặt da ghế xe ô tô.

Đai ghế ngồi an toàn cho trẻ

 

Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Dây an toàn sẽ tự động giữ chặt người ngồi hoặc ghế ô tô cho trẻ em không bị văng về phía

Đai ngồi an toàn cũng là một phương án được nhiều bố mẹ lựa chọn. Dây an toàn sẽ tự động giữ chặt người ngồi hoặc ghế ô tô cho trẻ em không bị văng về phía trước khi có va chạm xảy ra. Đai này còn có thể dùng kèm ghế ăn trẻ em. Phía sau đai ghế có một hệ thống dây để cố định vào thành ghế, giúp bé ngồi chắc chắn, đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô. Đai an toàn giống như một chiếc ghế phụ với các bản dây to êm ái ở phần lưng, giúp bé thoải mái trên suốt chuyến đi.

Lắp thêm gương lồi phụ

Gương lồi sẽ giúp bố mẹ quan sát bé một cách dễ dàng, đặc biệt trong những điểm mù mà gương chiếu hậu trên xe không chiếu đến. Bố mẹ nên đặt gương phụ ở vị trí ngay phía trên gương chiếu hậu và cuối hàng ghế sau để thuận tiện bao quát toàn bộ tình hình bé.

Tấm che cửa kính ô tô và tấm lót sàn xe

 

Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Chuẩn bị các tấm che cửa kính chắn nắng chiếu vào bé

Đây là những phụ kiện giúp bé thấy dễ chịu hơn khi ngồi xe. Bố mẹ nên chuẩn bị các tấm che cửa kính chắn nắng chiếu vào bé và trải các tấm lót cho sàn xe. Hiện nay có nhiều loại thảm xe ô tô như nỉ, cao su cắt tay, cao su đúc, hay thảm lót sàn cao cấp 5D, 6D. Khi chọn lớp lót cho sàn xe bố mẹ cần tìm chất liệu an toàn, giúp tránh trơn trượt cũng như dễ dàng vệ sinh.

Những điều cần lưu ý để đảm bảo an toàn

Không cho trẻ ngồi bệ tỳ tay hoặc ghế trước

Vị trí an toàn nhất trên xe là ghế sau phụ. Nhiều bố mẹ chiều con nên thường để trẻ ngồi cùng ở hàng ghế trước hoặc ngồi ngay trên bậu tỳ tay giữa xe. Tuy nhiên, đây là những vị trí nguy hiểm, nếu phanh gấp, trẻ rất dễ lao vào kính lái hoặc bảng tap-lô. Ví trí ghế ngồi phí trước cũng có nguy cơ cao gây sát thương cho trẻ khi túi khí bung ra.

Ngoài ra, việc cho trẻ ngồi vào lòng khi lái xe tuyệt đối cấm. Việc này vừa gây nguy hiểm cho trẻ vừa gây mất an toàn cho người lái xe.

Khóa cố định kính và cửa xe

 

be di xe 4
Phụ huynh cần khóa cửa kính và cửa xe

Vì tò mò, bé có thể mở cửa kính hoặc cửa xe bất cứ khi nào. Vì vậy, phụ huynh cần khóa cửa kính và cửa xe ở khóa trung tâm trước khi cho xe di chuyển.

Không để đồ nguy hiểm trong tầm tay của trẻ

Những vật dụng có thể gây sát thương như dao kéo, bật lửa, diêm, nước hoa…cần được cất cẩn thận vào hộc có khóa nếu cần mang theo trên xe.

Không cho trẻ đùa nghịch trên xe

Dù ở bất cứ đâu, trẻ em luôn tò mò và tinh nghịch, đặc biệt là khi có bạn chơi cùng. Trên ô tô cũng không vậy, trẻ luôn bị cuốn theo các trò chơi và không ngồi yên một chỗ. Do vậy, khi trên ô tô, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ ngồi yên một chỗ và thắt dây an toàn để không bị ngã hay va chạm khi xe di chuyền với tốc độ cao và khi xe đổi hướng.

Điều khiển xe ở tốc độ vừa phải

 

be di xe 5
Tài xế nên điều khiển xe ở tốc độ vừa phải

Tài xế nên điều khiển xe ở tốc độ vừa phải, tránh lên ga hoặc đạp phanh bất ngờ để không làm trẻ bị sốc, dễ lao đầu về trước/sau hoặc gây buồn nôn.

Che nắng cho trẻ

Vào những ngày hè, dù xe có điều hoà nhưng ánh nắng mặt trời chiếu vào da trẻ qua lớp cửa kính vẫn rất nguy hiểm cho làn da non nớt. Do đó, nên có rèm hoặc những tấm che cửa sổ để sử dụng vào ngày trời nắng.

Không để trẻ một mình trên xe

Tuyệt đối không được để trẻ một mình trong xe. Với tính hiếu động và hay bắt chước trẻ có thể động vào phanh tay, cần số, chân phanh, ga….gậy hậu quả cực kì nguy hiểm. Việc ở lỳ trong xe cũng gây mệt mỏi và khi xe không di chuyển có thể gây ngạt khí. Tốt nhất là nên cho trẻ ra ngoài tắt máy và khóa cửa xe lại. Động cơ của xe cũng cần thời gian nghỉ.

Luôn quan sát trẻ và đảm bảo an toàn trong chuyến đi

 

Những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho bé khi đi ô tô
Có 2 người đi cùng trẻ để 1 người lá xe và 1 người chăm sóc trẻ

Cách tốt nhất là trong hành trình di chuyển có 2 người đi cùng trẻ để 1 người lá xe và 1 người chăm sóc trẻ. Trong trường hợp không có người đi cùng cần lắp ghế ngồi riêng cho trẻ ở phía sau, thắt dây an toàn. Phụ huynh lá xe cần trò chuyện với trẻ và giúp trẻ vào giấc ngủ. Dù trẻ ngủ hay thức cũng luôn cần quan sát các hành cộng của trẻ nhưng phải đảm bảo an toàn lái xe.

Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trong các chuyến đi xa

Cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn vặt, nước uống, đồ dùng, vệ sinh cá nhân của trẻ cho những chuyến đi dài. Ngồi trên xe thời gian lâu sẽ làm trẻ khát nước, đói bụng nên cần cho bé uống nước và ăn đúng lúc. Nhưng cũng không được lạm dung quá sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.

Di chuyển với hành trình và dừng nghỉ hợp lý

Phụ huynh nên di chuyển với hành trình hợp lý và dừng nghỉ thường xuyên. Như vậy sẽ giúp việc lái xe tỉnh táo hơn. Trẻ được dừng nghỉ vận động và ra ngoài cũng sẽ thoải mái hơn. Ngoài ra mỗi lần dùng nghỉ cũng để trẻ đi vệ sinh đảm bảo sức khỏe.

Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM

Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
  • Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
  • Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
  • Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
  • Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Cơ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com