Các loại biển báo giao thông đường bộ không còn quá xa lạ với bất kỳ ai ở Việt Nam, ở bất kỳ lứa tuổi nào. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng nắm được tên và ý nghĩa của mỗi loại biển báo. Bài viết dưới đây Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG sẽ chỉ ra những biển báo được sử dụng thường xuyên nhất trên mọi tuyến đường và những lưu ý để tránh gặp sự cố khi lưu thông đường bộ.
Biển báo giao thông là gì?
Biển báo giao thông là những biển báo được dựng ven đường để cung cấp thông tin đến người tham gia giao thông. Hiện nay, các loại biển báo đều có hình ảnh đồng bộ, đơn giản, dễ nhận biết để giúp cho việc lưu thông quốc tế dễ dàng hơn cũng như giúp tăng cường an toàn giao thông.
Chúng ta có 8 loại biển báo như sau:
- Biển báo nguy hiểm
- Biển báo ưu tiên
- Biển báo cấm
- Biển hiệu lệnh
- Biển chỉ dẫn
- Biển báo thông tin
- Biển báo hướng, vị trí và chỉ số
- Biển phụ
Các loại biển báo giao thông đường bộ
Có rất nhiều các biển báo giao thông đường bộ khác nhau mà bạn không thể nhớ được hết, một số biển báo có khi bạn gặp rất nhiều nhưng vẫn chưa hiểu nó có ý nghĩa như thế nào. Dưới đây, LaixeMeKong đã liệt kê các biển báo giao thông đường bộ:
Biển báo cấm
Hầu hết các biển báo cấm đều có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Hiện lực của các loại biển báo cấm có thể có giá trị trên tất cả các làn đường, hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường, thì nhất thiết phải theo biển và một số biển phụ số 504 đặt ngay bên dưới biển chính.
Các biển cấm giao thông đường bộ để biểu thị các điều cấm, người sử dụng đường phải chấp hành những điều cấm mà biển đã báo. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139.
Đặc điểm của biển báo cấm đó là biển cấm hình tròn, nền trắng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen. Cũng có một số biển báo giao thông loại biển cấm đặc biệt như:
- Biển cấm đi ngược chiều và dừng lại: nền đỏ, hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển cấm dừng và đỗ xe, cấm đỗ xe, cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn: nền xanh, hình vẽ bên trong màu đỏ và trắng.
- Biển hết cấm vượt, hết hạn chế tốc độ tối đa, Hết tất cả các lệnh cấm: nền trắng, viền xanh, hình bên trong màu đen.
Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm là biển báo có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Nhóm này gồm 47 kiểu, được đánh số thứ tự từ 201 đến 247.
Mục đích của biển báo nguy hiểm là cảnh báo trước về những nguy hiểm có thể xảy ra vậy nên biển báo này không cấm, hay bắt buộc người điều khiển phương tiện phải thực hiện một hành động nào như biển báo hiệu lệnh hay các loại biển báo cấm.
Biển hiệu lệnh
Những biển báo giao thông này có dạng hình tròn, nền xanh với hình vẽ màu trắng. Chúng đưa ra những hiệu lệnh mà người đi đường phải thực hiện, ví dụ: Phải đi thẳng, vòng sang phải, chạy nhanh hơn tốc độ tối thiểu…. Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh cho người tham gia giao thông, sử dụng đường bộ phải thi hành, biển hiệu lệnh gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển 301 đến biển số 310.
Biển chỉ dẫn
Nhóm các biển báo chỉ dẫn này có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng. Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết nhằm thông báo cho những người sử dụng đường biết những định hướng dẫn cần thiết hoặc những điều có ích khác, đồng thời có tác dụng giúp cho việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường được thuận lợi, đảm bảo an toàn chuyển động.
Nhóm biển chỉ dẫn gồm có 48 kiểu, và được đánh số thứ tự từ biển số 401 đến biển số 448, để nắm bắt thêm thông tin về nhóm biển báo này, bạn cần tìm hiểu thêm các loại biển báo.
Biển báo phụ
Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, có viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biểu hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo chính. Biển báo phụ gồm có 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển 501 đến biển số 510.
Vạch kẻ đường
Vạch kẻ đường cũng được coi là một loại biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang.
Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. Trong trường hợp ở một nơi vừa có vạch đường vừa có cả biển báo thì người điều khiển xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Vạch kẻ đường chia làm 2 loại là vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
Trên đây là tên các loại biển báo giao thông đường bộ mà Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG mang tới cho bạn biết để có thể tham gia giao thông một cách an toàn nhất. Hãy ghi nhớ để đi đúng luật lệ giao thông tránh những sự cố xấu có thể xảy ra nhé.
Liên hệ ngay Hotline của Trung tâm chúng tôi để được tư vấn chi tiết các câu hỏi ôn thi về Luật giao thông đường bộ.