Bằng B2 chạy được xe gì? Bằng lái B2 cho phép điều khiển xe ô tô dưới 3,5 tấn và các loại xe quy định ở giấy phép lái xe hạng B1. Đây cũng là bằng ô tô được nhiều người người đăng ký thi nhất hiện nay.

Người điều khiển phương tiện có bằng B2 lái xe gì? Theo quy định, bằng lái B2 cho phép điều khiển nhiều loại ô tô thông dụng. Đặc biệt, không chỉ có điều kiện dự thi phổ thông, hồ sơ thủ tục học bằng lái xe B2 còn được đánh giá là đơn giản.

Bằng B2 chạy được xe gì? Thủ tục thi bằng lái xe B2 mới nhất
B2 là bằng ô tô phổ biến và được nhiều người đăng ký thi giấy phép lái xe

Người điều khiển có bằng B2 lái xe gì?

Khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định người lái xe có bằng lái B2 có thể điều khiển được các phương tiện giao thông sau:

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 (bao gồm ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi; ôtô tải có tải trọng dưới 3,5 tấn và ô tô dùng cho người khuyết tật).

Theo đó, người tham gia giao thông sở hữu bằng B2 được điều khiển các loại xe cụ thể như:

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của người lái;
  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn;
  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Xe Sedan la gi
Bằng lái xe B2 cho phép điều khiển ô tô dưới 3,5 tấn hoặc dưới 9 chỗ ngồi

>>> Tìm hiểu thêm:

Để được học bằng lái B2, người điều khiển bắt buộc phải tham gia khoá đào tạo lái xe với điều kiện và thủ tục học bằng lái xe B2 được quy định chi tiết dưới đây.

Điều kiện thi bằng lái xe B2

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và Điều 59, Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định đối tượng đủ điều kiện thi bằng B2 gồm:

  • Công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
  • Người đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), đảm bảo sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Trong trường hợp nâng hạng bằng từ B1 lên B2, người lái cần đảm bảo thời gian lái từ 01 năm trở lên và có 12.000km điều khiển xe an toàn trở lên.

dieu kien thi bang B2
Công dân đủ 18 tuổi, đang học tập và sinh sống tại Việt Nam là điều kiện dự thi bằng lái xe B2

 Hồ sơ học bằng lái B2 cần gì?

Đối với hồ sơ học bằng lái B2, theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT – BGTVT, người dự thi bằng lái xe B2 lần đầu cần lập 01 bộ hồ sơ học bằng lái B2 và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe. Chi tiết bao gồm:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Bản sao giấy CMND, CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy CMND hoặc thẻ CCCD đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú, thẻ thường trú, chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
xe b2
Hồ sơ học bằng B2 được nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe

Thời gian học bằng lái B2

Người đăng ký học lái B2 lần đầu cần có tổng thời gian đào tạo là 588 giờ, bao gồm 168 giờ lý thuyết và 420 giờ thực hành mới đủ điều kiện dự thi. Đối với lái xe nâng hạng từ B1 lên B2, tổng số giờ là 94 giờ, trong đó lý thuyết 44 giờ, thực hành 50 giờ. Quá trình kiểm tra bao gồm:

  • Kiểm tra tất cả các môn học. Trong đó môn Cấu tạo, Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
  • Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

Chi tiết khối lượng chương trình và sự phân bổ thời gian đào tạo lái xe hạng B2 được quy định cụ thể tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT như sau:

Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo:

SỐ TT

NỘI DUNG

Thời gian (giờ)

1

Pháp luật giao thông đường bộ

90

2

Cấu tạo và sửa chữa thông thường

18

3

Nghiệp vụ vận tải

16

4

Đạo đức, văn hóa giao thông và phòng chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

20

5

Kỹ thuật lái xe

20

6

Học phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông

4

7

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

420

Trong đó

Tổng số giờ học thực hành lái xe/01 xe tập lái

405

Tổng số giờ học thực hành trên ca bin học lái xe ô tô (theo số học viên được quy định trên 01 xe tập lái)

15

8

Tổng số giờ học thực hành lái xe của 01 học viên trên xe tập lái và trên ca bin học lái xe ô tô

84

a)

Số giờ thực hành lái xe/01 học viên

81

Trong đó

Số giờ thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

41

Số giờ thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

40

b)

Số giờ thực hành trên ca bin học lái xe ô tô/01 học viên

3

9

Số giờ học/01 học viên/khoá đào tạo

252

10

Tổng số giờ một khoá đào tạo

588

– Tổng thời gian khóa đào tạo:

SỐ TT

NỘI DUNG

Tổng thời gian khóa đào tạo

(ngày)

1

Ôn và kiểm tra kết thúc khoá học

4

2

Số ngày thực học

73,5

3

Số ngày nghỉ lễ, khai giảng, bế giảng

15

4

Cộng số ngày/khoá đào tạo

92,5

– Số km học thực hành lái xe:

SỐ TT

NỘI DUNG

Số Km

1

Số km thực hành lái xe trên sân tập lái/01 học viên

290

2

Số km thực hành lái xe trên đường giao thông/01 học viên

810

Tổng số km thực hành lái xe/01 học viên

1100

>>> Tìm hiểu thêm: Thi lái xe ô tô – 5 nguyên nhân ảnh hưởng và cách khắc phục tâm lý

Ngoài vấn đề bằng B2 lái xe gì, hồ sơ và chi phí thi bằng lái bằng lái B2 cũng là yếu tố được nhiều người quan tâm. Thông thường, cơ sở đào tạo lái xe sẽ hỗ trợ học viên hoàn thiện hồ sơ và hướng dẫn thủ tục đóng lệ phí theo quy định.

Hồ sơ và thủ tục thi bằng B2

Theo điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ thi bằng B2, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

Hồ sơ đối với người thi bằng B2 lần đầu gồm:

  • Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch;
  • Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.

Hồ sơ đối với người dự thi sát hạch lại bằng B2 do giấy phép lái xe quá thời hạn sử dụng theo quy định gồm:

  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
  • Bản sao giấy phép lái xe hết hạn.

Hồ sơ đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe bằng B2 gồm:

  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
  • Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú/thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao/chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
  • Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này có ghi ngày tiếp nhận hồ sơ của cơ quan tiếp nhận;
  • Bản chính hồ sơ gốc của giấy phép lái xe bị mất (nếu có).
so gtvthcm
Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải là nơi tiếp nhận hồ sơ thi bằng B2

Chi phí thi bằng lái B2

Người dự thi bằng B2 phải nộp phí sát hạch lái xe theo quy định tại Thông tư 188/2016/TT-BTC. Theo đó, chi phí sát hạch bằng B2 như sau:

NỘI DUNG THI SÁT HẠCH LÁI XE HẠNG B2 MỨC PHÍ
Sát hạch lý thuyết 90.000 đồng/lần
Sát hạch thực hành trong hình 300.000 đồng/lần
Sát hạch thực hành trên đường giao thông công cộng 60.000 đồng/lần

Bên cạnh đó, lệ phí cấp bằng phép lái xe được quy định là 135.000 đồng/lần. Thời gian cấp bằng lái xe từ 15 đến 25 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kỳ sát hạch lái xe.

Bên cạnh thắc mắc thi bằng lái xe B2 bao nhiêu tiền, thì thời hạn sử dụng bằng lái B2 cũng là câu hỏi của rất nhiều người dự thi. Theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe B2 có thời hạn 10 năm kể từ ngày cấp. Vì vậy, người lái nên lưu ý về thời hạn này để đảm bảo không bị phạt khi tham gia giao thông. Trong trường hợp hết hạn, người điều khiển có thể đến các cơ sở đào tạo lái xe để dự sát hạch lại theo quy định.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com
Liên hệ ngay!