Bộ luật Giao thông đường bộ 2023 mới nhất tăng mức xử phạt đáng kể cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng như vượt đèn đỏ, không có bằng lái, hay điều khiển xe khi đang say rượu,…nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ được xem là một trong những bộ luật quan trọng nhất của Việt Nam, liên quan trực tiếp đến sự an toàn của người tham gia giao thông.

Luật Giao thông đường bộ 2023 được sửa đổi và ban hành với nhiều điểm mới, mang lại sự cải thiện đáng kể cho hệ thống giao thông đường bộ của đất nước.

Bộ luật giao thông đường bộ 2023 mới nhất
Luật Giao thông đường bộ 2023 được sửa đổi và ban hành với nhiều điểm mới

Bộ luật giao thông đường bộ bắt đầu có hiệu lực từ khi nào?

Vào ngày 13/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật Giao thông đường bộ 2008, quy định về kết cấu hạ tầng, các quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ cũng như quản lý nhà nước về loại hình giao thông này.

Tính tới thời điểm hiện tại, Quốc hội chưa ban hành thêm bất kỳ bộ Luật giao thông đường bộ mới. Do đó Luật Giao thông đường bộ năm 2008 vẫn còn hiệu lực và được áp dụng trong năm 2023.

Ngày 30/12/2019, Chính phủ đã ban hành thêm Nghị định số 100/2019/NĐ-CP gồm quy định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 1/01/2020 và thay thế cho Nghị định số 46/2016/NĐ-CP được ban hành vào ngày 26/05/2016.

Bộ luật giao thông đường bộ 2023 mới nhất
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính cho các hành vi vi phạm giao thông đường bộ

Những nội dung cập nhật mới nhất trong luật giao thông đường bộ xe máy

Luật giao thông đường bộ xe máy 2023 được ban hành nhằm đảm bảo an toàn cũng như gia tăng ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Để tăng tính thực thi cho các quy định, bộ Luật đã có một số sửa đổi nhất định trong năm 2023, cụ thể như sau:

Xử phạt nặng hơn nếu người điều khiển phương tiện uống bia rượu

Từ ngày 01/01/2020, Luật giao thông đường bộ 2008 xóa bỏ quy định hạn chế rượu bia đối với người tham gia giao thông. Theo đó, người điều khiển phương tiện đều bị cấm sử dụng bia rượu và không có trường hợp ngoại lệ.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có nồng độ cồn trong máu/hơi thở vượt quá mức quy định hoặc sử dụng chất kích thích, ma túy có thể bị xử phạt lên đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 4 đến 22 tháng. Cụ thể như sau:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP Mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/l khí thở 2-3 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng nếu gây tai nạn) 6-8 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX từ 10-12 tháng)
Nồng độ cồn vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/l khí thở 7-8 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 3-5 tháng) 16-18 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 16-18 tháng)
Nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc 0.4mg/l khí thở 16-18 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 4-6 tháng) 30-40 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 22-24 tháng)

Bổ sung các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ quá trình xử lý vi phạm

Luật giao thông đường bộ mới nhất cũng đã bổ sung một số quy định về các hành vi vi phạm được phát hiện bởi máy móc kỹ thuật. Theo đó, hệ thống camera lắp trên các tuyến đường cao tốc hay một số ngã tư sẽ được lắp đặt nhằm hỗ trợ cơ chế phạt nguội.

Các thiết bị này sẽ ghi nhận những hành vi vi phạm giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông từ xa, sau đó truyền thông tin về trung tâm xử lý.

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định rằng các cơ quan chức năng có quyền thu thập, sử dụng và bảo vệ các thông tin, hình ảnh thu được từ hiển thị, ghi âm, xác minh và điều tra các hoạt vi vi phạm pháp luật do cá nhân, tổ chức cung cấp.

Tuy nhiên, các cơ quan này phải tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân, không được sử dụng thông tin, hình ảnh thu được cho mục đích khác ngoài việc xác minh và điều tra các hoạt động vi phạm pháp luật.

Đồng thời, các cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, hình ảnh cũng phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân và không được sử dụng thông tin, hình ảnh này cho mục đích khác ngoài việc cung cấp cho các cơ quan chức năng xác minh và điều tra các hoạt động vi phạm pháp luật.

Bộ luật giao thông đường bộ 2023 mới nhất
Hệ thống camera lắp trên các tuyến đường cao tốc nhằm hỗ trợ cho cơ chế phạt nguội

Sửa đổi các điều luật về đèn vàng

Luật giao thông đường bộ mới nhất 2023 đã bổ sung thêm điều luật về đèn vàng. Cụ thể, theo Điều 10, khoản 3 Luật giao thông đường bộ 2008, đèn tín hiệu giao thông bao gồm 3 màu: đèn xanh, đèn đỏ và đèn vàng. Trong đó, đèn đỏ phát tín hiệu cho phương tiện dừng và đèn xanh có nghĩa được phép di chuyển.

Đối với đèn vàng, tài xế phải dừng lại trước vạch kẻ theo quy định. Nếu đã vượt quá gần hoặc thấy vạch dừng quá nguy hiểm, người điều khiển phương tiện phải nhường đường cho người đi bộ ở nơi chỉ có cột tín hiệu đèn vàng. Bên cạnh đó, tài xế cũng cần phải đi chậm lại, đồng thời gia tăng sự chú ý nhằm tránh các rủi ro tiềm ẩn.

Tốc độ cho phép tại từng khu vực

Để phù hợp với nhu cầu di chuyển của người dân, tốc độ tối đa được quy định  khác nhau tùy theo đặc điểm của từng khu vực. Theo điều 6 và 7 của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, tốc độ của xe máy được quy định như sau:

  • Đối với khu vực đông dân cư:
    • Moto được chạy tốc độ tối đa 60km/h trên đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên.
    • Moto được chạy tốc độ tối đa 50 km/h trên đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.
  • Đối với khu vực đông dân cư:
    • Moto được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên hoặc đường đôi.
    • Moto được chạy tốc độ tối đa 60km/h đối trên đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.
Bộ luật giao thông đường bộ 2023 mới nhất
Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi

Cảnh báo phương tiện khi quản lý kiểm định

Kiểm định xe là quá trình bắt buộc đối với các phương tiện giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Sau khi kiểm định, nếu xe đạt yêu cầu kỹ thuật và an toàn, chủ sở hữu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định và có giá trị trong 15 ngày kể từ ngày cấp.

Nếu không đạt yêu cầu, chủ xe phải bổ sung thêm các thông tin liên quan đến đăng kiểm khác.

Theo bổ sung mới nhất của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn trong máu/hơi thở vượt quá mức quy định hoặc sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, cá nhân và tổ chức sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ liên quan đến việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Điều này có nghĩa là các cá nhân, tổ chức sẽ không được cấp đổi, gia hạn giấy phép, chứng chỉ liên quan đến việc lái xe nếu họ đã bị tước quyền do vi phạm quy định về sử dụng cồn khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Quy định dừng, đỗ xe cách lề đường phố

Theo khoản 1 Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ 2008 dừng xe là trạng thái đứng yên tạm thời của xe trong một khoảng thời gian cần thiết để cho người lên/xuống xe, xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện các công việc khác.

Song song đó, khoản 2 Điều 18 của Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng đã quy định đỗ xe là trạng thái đứng yên của xe không giới hạn thời gian.

Theo đó, xe phải được dừng hoặc đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình. Bánh xe gần nhất của xe không được cách lề đường, hè phố quá 0,25m.

Trong trường hợp đường phố hẹp, người điều khiển phương tiện phải dừng hoặc đỗ xe ở vị trí cách ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

dung xe luat giao thong duong bo
Xe phải được dừng hoặc đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi

Vượt xe, chuyển hướng phải báo hiệu

Điều 14 và 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về việc vượt xe và chuyển hướng xe như sau:

  1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22h đến 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
  2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
  3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

Quy định về chuyển hướng xe khi tham gia giao thông đã được quy định tại Điều 15 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

  1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
  2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
  3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
  4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

Luật xử phạt giao thông đường bộ mới nhất

Nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế Nghị định 46/2016 do Chính phủ ban hành đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2020. Theo đó, nhiều hành vi vi phạm giao thông được sửa đổi và tăng nặng mức xử phạt.

Mức phạt quá tốc độ

Theo nghị định 100, mức xử phạt lỗi quá tốc độ đã tăng lên thấp nhất là 800.000 đồng – 1 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng. Mức phạt sẽ tăng dần theo mức độ vượt quá giới hạn tốc độ, cụ thể như sau:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP Mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Chạy xe quá tốc độ từ 5 – 10 Km 600.000 đồng – 800.000 đồng 800.000 đồng – 1 triệu đồng
Chạy xe quá tốc độ từ 10 – 20 Km 2-3 triệu đồng 3-5 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng)
Chạy xe quá tốc độ từ 20 – 35 Km 5-6 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1-3 tháng) 6-8 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)
Chạy xe quá tốc độ từ 35Km trở lên 7-8 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng) 10-20 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 10-12 tháng)

 

muc phat toc do luat giao thong duong duong bo
Mức xử phạt lỗi quá tốc độ đã được điều chỉnh tăng lên đến 20 triệu đồng

Mức phạt sử dụng điện thoại khi tham gia giao thông

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tại Điểm a, Khoản 4 Điều 5 được ban hành, lỗi sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại xe tương tự sẽ bị nâng mức xử phạt lên mức cao nhất là 2 triệu đồng.

Ngoài ra, người đi xe mô tô, xe máy, xe máy điện, các loại xe tương tự, sử dụng điện thoại di động, ô (dù), tai nghe,… cũng bị xử phạt từ 600 nghìn đến 1 triệu đồng, thậm chí có thể bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 – 4 tháng.

Mức phạt đi lùi, đi ngược chiều trên đường cao tốc

Kể từ Nghị định 100/2019/NĐ-CP trở đi, các trường hợp đi lùi, đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16 -18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 5-7 tháng. Cụ thể các lỗi như sau:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP Mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Đi ngược chiều trên cao tốc 9 bổ sung thêm lối đi lùi) 7-8 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 4-6 tháng) 16-18 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 5-7 tháng)
Đi ngược chiều trên đường 1 chiều hoặc trên phố có biển cấm đi ngược chiều 800.000 đồng -1.2 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 4-6 tháng) 10-20 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 2-4 tháng)

Mức phạt của một số lỗi vi phạm khác

Ngoài những lỗi được kể trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ như:

  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
  • Vượt đèn đỏ/đèn vàng
  • Bấm còi, rú ga, sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư
  • Tài xế không thắt dây an toàn khi điều khiển xe và hành khách không thắt dây an toàn khi xe chạy

Cụ thể, mức phạt của các lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ 2023 được quy định như sau:

Lỗi vi phạm Mức phạt tại Nghị định 46/2015/NĐ-CP Mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí Chưa quy định 1 – 2 triệu đồng
Vượt đèn đỏ, đèn vàng 1.2 triệu đồng – 2 triệu đồng 3 – 5 triệu đồng (Tước quyền sử dụng GPLX 1 -3 tháng)
Bấm còi, rú ga liên tục, sử dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư 600.000 đồng – 800.000 đồng 500.000 đồng -1 triệu đồng
Không thắt dây an toàn khi điều khiển phương tiện 100.000 đồng – 200.000 đồng 800.000 đồng – 1 triệu đồng
Chở người trên xe không thắt dây an toàn khi xe đang chạy

 

vuot den do
Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ

Luật giao thông đường bộ 2023 tăng mức xử phạt nhằm nâng cao ý thức tuân thủ quy định của các tài xế, ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông. Từ đó, người tham gia giao thông không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn cho người khác.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739 – 096 240 6563
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com
Liên hệ ngay!