Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô

Nếu muốn học lái xe hơi thì điều đầu tiên mà bạn cần nắm rõ là các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô cũng như những chức năng, cách sử dụng, điều khiển… Để biết thêm thông tin chi tiết hãy cùng Trung tâm MEKONG tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các bộ phận có trong buồng lái xe ô tô mà bạn cần biết 

Vô lăng lái

lăng lái dùng để điều khiển hướng chuyển động của xe ô tô.

Vị trí của vô lăng lái trong buồng lái phụ thuộc vào quy định của mỗi nước. Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên phải (theo hướng đi của mình) thì vô lăng lái được bố trí ở phía bên trái (còn gọi là tay lái thuận). Khi quy định chiều thuận của chuyển động là bên trái thì vô lăng lái được bố trí ở phía bên phải (còn gọi là tay lái nghịch).

Vô lăng lái có dạng hình vành khăn tròn, các kiểu loại thông dụng được trình bày trên hình.

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Các kiểu vô lăng lái
–  Điều chỉnh Vô lăng lái:

Để người lái được thoải mái khi lái xe, nhà sản xuất cho phép ngƣời sử dụng có thể điều chỉnh vị trí vô lăng lái cho phù hợp.

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều chỉnh vị trí vô lăng lái bằng cơ khí

Để điều chỉnh vô lăng lái, người lái xe cần kéo khóa 1 theo chiều mũi tên, điều chỉnh chiều cao vô lăng theo chiều mũi tên 2, điều chỉnh độ gần xa vô lăng theo chiều mũi tên 3 như trên hình.

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều chỉnh vô lăng bằng điện

Để điều chỉnh vô lăng bên hông trụ lái có 4 nút điều chỉnh theo 4 hướng, người lái bấm nút để điều chỉnh vô lăng lên xuống và gần, xa như trên hình.

– Bật, tắt sưởi vô lăng: Ở trên một số xe đời mới hiện đại có trang bị hệ thống sưởi cho vô lăng lái như trên hình.

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều khiển sưởi vô lăng

Công tắc còi điện

Công tắc còi điện dùng để điều khiển còi phát ra âm thanh báo hiệu cho người và phương tiện tham gia giao thông biết có xe ô tô đang chuyển động tới gần.

Công tắc còi điện thường được bố trí ở vị trí thuận lợi cho người lái xe sử dụng, như ở tâm vô lăng lái, hoặc ở gần vành của vô lăng lái.

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Vị trí công tắc còi điện

Công tắc đèn

Công tắc đèn dùng để bật hoặc tắt các loại đèn trên xe ô tô, như đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác.

Công tắc đèn loại điều khiển bằng tay (xem hình) đuợc bố trí ở phía bên trái trên trục lái. Tuỳ theo loại đèn mà thao tác điều khiển chúng có sự khác nhau.

–  Điều khiển đèn pha cốt : Việc bật hoặc tắt đèn pha, cốt được thực hiện bằng cách xoay núm điều khiển ở đầu công tắc. Núm điều khiển có ba nấc :

+ Nấc “1” : Tất cả các loại đèn đều tắt;

+ Nấc “2” : Bật sáng đèn cốt (đèn chiếu gần), các đèn khác (đèn kích thước, đèn hậu, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ, v.v. . . );

+ Nấc “3” : Bật sáng đèn pha (đèn chiếu xa) và những đèn phụ nêu trên.

+ Nấc “4”: Bật chế độ đèn tự động (đèn tự động sáng nếu cảm biến cƣờng độ ánh sáng cảm nhận đƣợc đến ngưỡng phải bật đèn).

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều khiển đèn pha, cốt và các loại đèn chiếu sáng khác

– Điều khiển đèn phá sương mù: Vặn công tắc đèn phá sương mù như trên hình (đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ bật sáng)

 

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều khiển đèn sương mù

–  Điều khiển đèn xin đường: Khi cần thay đổi hướng chuyển động hoặc dừng xe cần gạt công tắc về phía trước hoặc phía sau (xem hình) để xin đường rẽ phải hoặc rẽ trái.

Khi gạt công tắc đèn xin đường thì đèn báo hiệu trên bảng đồng hồ sẽ nhấp nháy theo.

den pha compressed

–  Điều khiển bật đèn pha: Khi muốn bật đèn pha (đèn chiếu xa) Người lái xe gạt công tắc đèn lên theo chiều mũi tên như hình vẽ. Khi muốn vượt xe, người lái xe gạt công tắc đèn lên, xuống về phía vô lăng lái liên tục để nháy đèn pha báo hiệu xin vượt (xem hình)

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Điều khiển đèn xin vượt

Khoá điện

o  Khoá điện để khởi động hoặc tắt động cơ.

o  Khoá điện thường được bố trí ở bên phải trên vỏ trục lái, hoặc đặt ở trên thành bảng đồng hồ phía trước mặt người lái.

Khoá điện thường có bốn nấc (xem hình)

–  Nấc “0” (LOCK) : Vị trí cắt điện;

–  Nấc “1” (ACC) : Cấp điện hạn chế; vị trí động cơ không hoạt động nhưng vẫn cấp điện cho hệ thống giải trí trên xe, bảng đồng hồ, châm thuốc . . . ;

–  Nấc “2” (ON) : Vị trí cấp điện cho tất cả các thiết bị trên ô tô;

–  Nấc “3” (START) : Vị trí khởi động động cơ. Khi khởi động xong chìa khoá tự động quay về nấc “2”.

–  Để rút chìa khóa khỏi ổ, người lái cần vặn trái chìa khóa về nấc Lock đồng thời đẩy chìa khóa vào ổ và tiếp tục vặn trái đến hết hành trình rồi rút chìa ra.

khoa dien 1

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Khóa điện

 (a)-Khóa điện cơ khí

(b)- Khóa điện bằng nút bấm

Trên một số xe hiện đại được trang bị chìa khóa thông minh (chìa khóa điện tử) luôn tương tác với xe qua sóng radio, người lái xe chỉ cần để chìa khóa ở trong xe, hệ thống khởi động động cơ đã sẵn sàng hoạt động. Để bật hệ thống điện trong xe người lái chỉ cần bấm nút như trên hình rồi thả ra, để khởi động động cơ người lái cần bấm nút như trên hình và giữ khoảng 3 giây, động cơ sẽ được khởi động.

Để tắt động cơ, người lái bấm vào nút như trên hình

Bàn đạp ly hợp, phanh, ga

Các bàn đạp để điều khiển sự chuyển động của xe như trên hình

ban dap compressed

 

ban dap

(a)- Bàn đạp điều khiển chuyển động của xe có trang bị hộp số điều khiển cơ khí. 

(b)- Bàn đạp điều khiển chuyển động của xe có trang bị hộp số điểu khiển tự động.

(A)  – Bàn đạp ly hợp:

Bàn đạp ly hợp để đóng, mở ly hợp nhằm nối hoặc ngắt động lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Nó được sử dụng khi khởi động động cơ hoặc khi chuyển số. Bàn đạp ly hợp được bố trí ở phía bên trái của trục lái (xem hình). Người lái xe chỉ sử dụng chân trái để điều khiển.

(B)  – Bàn đạp phanh (phanh chân):

Bàn đạp phanh để điều khiển sự hoạt động của hệ thống phanh nhằm giảm tốc độ, hoặc dừng hẳn sự chuyển động của ô tô trong những trường hợp cần thiết.Bàn đạp phanh được bố trí phía bên phải trục lái ở giữa bàn đạp ly hợp và bàn đạp ga (xem hình), được bố trí bên trái bàn đạp ga (xem hình). Người lái xe chỉ sử dụng chân phải để điều khiển.

(C)  – Bàn đạp ga

Bàn đạp ga dùng để điều khiển thay đổi tốc độ vòng quay của động cơ. Bàn đạp ga được sử dụng khi cần thay đổi chế độ làm việc của động cơ.Bàn đạp ga được bố trí phía bên phải trục lái, cạnh bàn đạp phanh (xem hình). Người lái xe chỉ sử dụng chân phải để điều khiển.

Cần điểu khiển số (cần số) 

Cần số để điều khiển tăng hoặc giảm số cho phù hợp với sức cản chuyển động của mặt đường, để gài số mo “số 0” và gài số lùi trong những trường hợp cần thiết.

Cần số được bố trí phía bên phải của người lái (xem hình).

Cần điều khiển hộp số khí

Tác dụng, vị trí và hình dáng các bộ phận chủ yếu trong buồng lái xe ô tô
Cần điều khiển số

Cần điều khiển 5 số tiến, 1 số lùi

 

Số 1

 

v+EOFbi4gAAAABJRU5ErkJggg==

Số 2

 

P8HMf7mCRZlCjQAAAAASUVORK5CYII=

Số 3

 

n9CMMIPCP7iPAAAAABJRU5ErkJggg==

Số 4

 

7UW5F1Kv74oAAAAASUVORK5CYII=

Số 5

 

f8ik6Q3HqwGnAAAAAElFTkSuQmCC

Số lùi

Cần điều khiển 6 số tiến, 1 số lùi

 

wF21dck9CHzXwAAAABJRU5ErkJggg==

Số lùi

 

Số 1

 

wMkqFonKkAT2wAAAABJRU5ErkJggg==

Số 2

 

 

ALlLGos14H2ZAAAAAElFTkSuQmCC

Số 3

 

BflJzGoC3ntdQAAAAASUVORK5CYII=

Số 4

 

Số 5

 

 

Số 6

 

 

Cần điều khiển số 5 số tiến, 1 số lùi

 

be7f8Nsn+CNjLya94AAAAASUVORK5CYII=

Khóa điều khiển số lùi

 

ATCDyG1bD1b6AAAAAElFTkSuQmCC

 

Số lùi

 

 

 

Số 1

 

wNLdrMcNC0EngAAAABJRU5ErkJggg==

Số 2

 

pp1y56rkMRAAAAAElFTkSuQmCC

 

Số 3

 

 

Số 4

 

dspmNyapi7yCLQJE3yofdjJzMmNjSt2j0fHwunBZSZSv4f9BUPJvYkfpYAAAAASUVORK5CYII=

Số 5

 

 

Cần điều khiển hộp số tự động

can dieu khien 4 compressedH+XpS5sHNazjAAAAAElFTkSuQmCC

P: số được cài khi đỗ xe;

–  R: số được cài khi lùi xe;

–  N: số 0

–  D: số được dùng khi lái xe bình thường;

–  3: số 3 (số cao nhất mà hộp số tự động cài), có thể dùng trong các trường hợp vượt xe cùng chiều.

–   2: số 2 (số cao nhất mà hộp số tự động cài) dùng để đi chậm trong trường hợp đi vào đường trơn trượt, lên dốc, xuống dốc dài;

–  L: số thấp nhất được sử dụng khi đi chậm, lên dốc cao, xuống dốc cao.

cdDAAAAAElFTkSuQmCC

– Nút bấm Shift Lock: Là nút bấm mở khóa cần số khi xe gặp sự cố mà không thể chuyển số về số N để di chuyển xe (xe gặp sự cố khi đang cài số P)

Được sử dụng bằng cách, mở nắp, cắm chìa khóa vào lỗ và kéo cần số khỏi vị trí P sang vị trí N (như hình vẽ).

Điều khiển phanh đỗ

Cần điều khiển phanh đỗ để điều khiển hệ thống phanh đỗ nhằm giữ cho ô tô đứng yên trên đường có độ dốc nhất định (thường sử dụng khi dừng hoặc đỗ xe). Ngoài ra còn sử dụng để hỗ trợ phanh chân trong những trường hợp thật cần thiết.

Cần điểu khiển phanh đỗ được bố trí như trên hình.

can dieu khien 6 compressed

(a)                                                                                  (b)

can dieu khien 7

 

(c)                                                                                                             (d)

Cần, nút bấm điều khiển phanh đỗ

can dieu khien 9 compressed

(e)                                                                            (f)

(a)- Cần điều khiển phanh đỗ dẫn động bằng cơ khí (phanh tay); sử dụng bằng cách kéo cần lên,

(b)- Khi không sử dụng phanh đỗ người lái bấm nút ở đầu cần và hạ cần xuống;

(c)- Nút điều khiển phanh đỗ (điều khiển bằng điện); sử dụng phanh đỗ bằng cách kéo nút bấm lên và giữ trong khoảng 3 giây;

(d)- Khi không sử dụng phanh đỗ thì nhấn nút điều khiển và giữ trong khoảng 3 giây

(e)- Bàn đạp phanh đỗ (điều khiển bằng cơ khí); sử dụng phanh đỗ bằng cách nhấn bàn đạp, khi không sử dụng phanh đỗ người lái xe đạp vào bàn đạp và nhả;

(f)- Khi người lái xe sử dụng phanh đỗ, đèn báo hiệu phanh đỗ trên bảng đồng hồ sẽ bật sáng.

Một số bộ phận điều khiển thường dùng khác

Công tắc điều khiển gạt nước

Công tắc điều khiển gạt nước dùng để gạt nước bám trên kính. Công tắc này được sử dụng khi trời mưa, khi sương mù, hoặc khi kính chắn gió bị mờ.

can dieu khien 8 compressed

(a)                                                             (b)                                                           (c)

(a)  – điều khiển gạt mưa kính chắn gió trước bằng cách gạt cần lên phía trước hoặc kéo cần về phía sau, có các nấc tự động gạt khi có mưa( Auto), nấc gạt rất chậm (INT), nấc gạt chậm (LO) và nấc gạt nhanh (HI);

(b)  – điều khiển bơm phun nước rửa kính (bằng cách kéo cần lên);

(c)- điều khiển gạt mưa cho kính chắn gió phía sau, nấc chậm (LO) và nhanh (HI),bằng cách vặn đầu cần.

Các loại đồng hồ và đèn báo trong bảng đồng hồ

Bảng các loại đồng hồ và đèn báo được bố trí trước mặt người lái (xem hình).

cabin 1 compressed

1- Đồng hồ báo vòng tua động cơ; 2-Đồng hồ báo nhiệt độ nước làm mát động cơ; 3-Đồng hồ báo số Dặm (Km) xe đã đi được; 4-Đồng hồ báo mức nhiên liệu; 5-Đồng hồ báo tốc độ.

Một số đèn báo cơ bản trên bảng đồng hồ

–   Đèn phanh (hình 1-18a) : nếu sáng báo hiệu đang hãm phanh tay hoặc thiếu dầu phanh;

–  Đèn báo dầu máy (hình 1-18b) : nếu sáng báo hiệu tình trạng dầu bôi trơn có vấn đề;

–  Đèn cửa xe (hình 1-18c) : nếu sáng báo hiệu cửa xe đóng chƣa chặt ;

–    Đèn nạp ắc quy (hình 1-18d) : nếu sáng báo hiệu việc nạp ắc quy có vấn đề

–  Đèn báo kiểm tra động cơ (hình 1-18e): nếu sáng báo hiệu động cơ đang gặp trục trặc;

–  Đèn báo hiệu áp suất lốp (hình 1-18f): Nếu sáng báo hiệu áp suất lốp không đạt theo tiêu chuẩn;

–  Đèn báo hiệu nhiệt độ nu ớc quá cao (hình 1-18g): Nếu sáng báo hiệu nhiệt độ nước làm mát động cơ cao quá ngưỡng quy định;

–  Đèn báo hiệu hệ thống chống bó cứng khi phanh ABS (hình 1-18h): Nếu đèn sáng, hệ thống phanh đang gặp vấn đề. 

 lQ83gr1za0PINafdMMLbCPC774v3ffU+A7T4GJF1988Ttfye8r+D0FGgVOsMHnewnfqPH9+ztPgf8Fnb8tfLqY6+0AAAAASUVORK5CYII=

wegq8eGlheSyQAAAABJRU5ErkJggg==

z+6JtY5qbboqwAAAABJRU5ErkJggg==

n8idVYC5npmewAAAABJRU5ErkJggg==

(a)

(b)

(c)

(d)

 wM+1yjXjO3OUwAAAABJRU5ErkJggg==

NvKfhzQlI4SnWwkVMn7f8BtmYkHjjjCoQAAAAASUVORK5CYII=

 

 

(e)

(f)

(g)

(h)

Các đèn báo cơ bản trên bảng đồng hồ

Một số bộ phận điều khiển khác

Bộ phận

Công dụng, vị trí

loDfyk08P8DjDyi8iAawWkAAAAASUVORK5CYII=

– Nút bấm để đóng mở tự động kính cửa sổ:

+ Thường đƣợc bố trí trên cánh cửa lái.

+ Có 4 nút bấm để điều khiển 4 cửa sổ.

cabin 4 compressed

– Nút bấm điều chỉnh gương chiếu hậu:

+Thường được bố trí trên cánh cửa hoặc phí dưới vô lăng lái

+ Thường có 03 nút bấm (01 nút để điều khiển gập, mở gương; 01 nút để chuyển điều khiển gương phải và trái; 01 nút để điều chỉnh góc quay của mặt gương lên, xuống, sáng phải, sang trái)

 

 

Anh man hinh 2023 09 08 luc 14.27.02

– Cần gạt mở cốp sau và nắp bình nhiên liệu:

+ Thường được bố trí phía dưới bên trái ghế lái;

+ Sử dụng bằng cách kéo lên.

cabin 6 compressed

– Cần kéo mở nắp khoang động cơ:

+ Thường được bố trí ở dưới phía trái vô lăng lái

+ Sử dụng bằng cách: kéo cần mở nắp khoang động cơ theo chiều mũi tên như hình vẽ.