Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng

Khi chưa có ô tô tải ra đời, việc vận chuyển vô cùng khó khăn, chủ yếu dựa vào sức người hay các loại xe thô sơ khác. Đây được xem là thiết bị quan trọng gắn liền với quá trình tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp. Ngày nay, hầu như tất cả các dịch vụ, ngành nghề đều có sự xuất hiện của xe tải. 

Vậy ô tô tải là gì, những điều cần biết về dòng xe này ra sao? Cùng Trung tâm MEKONG tìm hiểu kỹ hơn về xe ô tô tải, các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng qua bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!

Ô tô tải là gì?

Ô tô tải là một loại xe có động cơ chuyên dụng để chở hàng hóa. Tùy vào khối lượng hàng có thể chuyên chở, xe tải có nhiều kích thước khác nhau, từ các loại xe bán tải đến xe có khối lượng vận tải cao như xe móoc.

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Xe tải

Xe tải là một trong những phương tiện chuyên chở được ứng dụng nhiều nhất hiện nay, phổ biến trên toàn thế giới. Xe thường được xác định khối lượng vận chuyển từ 500kg đến 45 tấn.

Cấu tạo của xe ô tô tải là gì?

Hầu hết các loại ô tô tải đều có các phần sau: một cabin, một chassis, các trục, hệ thống treo, một động cơ, các bánh xe và hệ thống lái. Mỗi bộ phận có những chức năng riêng, chúng cùng kết hợp và vận hành chiếc xe tải, bởi vậy không thể thiếu bất kỳ phần nào.

Động cơ xe tải

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Động cơ xe tải

Có thể nói, linh hồn của chiếc xe tải chính là động cơ của nó. Bởi lẽ đây chính là yếu tố hàng đầu quyết định xe có thể vận tải trọng lượng nặng đến bao nhiêu. Với các loại xe khác, bạn có thể dễ dàng sửa chữa hay thay thế từ các linh kiện riêng. Nhưng xe tải thì không, nếu động cơ xe có vấn đề việc thay thế động cơ hay giá để sửa chữa là một vấn đề to lớn đối với các chủ sở hữu. 

Chính vì tính chất xe là chuyên chở các loại hàng hóa, nên động cơ rất nhanh bị hao mòn và hư hại. Đặc biệt các loại xe hạng nặng thì cần thiết được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp chủ xe kịp thời phát hiện những vấn đề của xe, tránh gây tai nạn thương tâm không đáng có trong quá trình tác nghiệp. 

Các loại ô tô tải

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Các loại ô tô tải

Xe ô tô tải là gì bạn đã biết vậy hiện nay có các loại xe tải nào trên thị trường? Phân theo kích cỡ và trọng tải, thì ô tô tải chia làm 4 loại khác nhau: Xe tải hạng nhẹ, xe tải cỡ trung, xe tải hạng nặng và xe tải chạy trên tuyến đường đặc biệt.

Ô tô tải hạng nhẹ là những xe cỡ nhỏ, có trọng tải khoảng 6.300 kg theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Loại xe này thường được các hộ cá nhân, làm ăn buôn bán nhỏ sử dụng. 

Nhỉnh hơn một chút là ô tô tải hạng trung, với trọng tải (theo tiêu chuẩn Hoa kỳ) từ 6.300 kg đến 15.000 kg. Những xe tải như vậy thường ứng dụng trong các dịch vụ chuyên chở đường ngắn hay các dịch vụ công cộng như xe chở rác.

Xe hạng nặng là loại có trọng tải lớn nhất được phép lưu thông trên đường phố. Còn xe tải chạy trên tuyến đường đặc biệt thì ít gặp.

Ứng dụng ô tô tải là gì?

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Ứng dụng của xe ô tô tải

So với các loại xe khác, như xe taxi, xe ô tô gia đình thì xe tải yêu cầu chủ xe phải trả thuế cao hơn và cũng được quản lý và kiểm tra chặt chẽ hơn. Yếu tố trước tiên dẫn đến chuyện này có lẽ là do xe tải có kích thước lớn, chiếm diện tích đường nhiều. Đồng thời sức nặng từ hàng hóa cũng khiến đường bị hao mòn, hư hại nhiều hơn. Ngoài ra, còn có thể do nhu cầu vận tải cao nên thời gian xe tải lưu thông cũng dài.

Tuy nhiên, xe tải lại là một trong những loại xe có ứng dụng nhiều nhất trong quá trình mở rộng quy mô sản xuất, phát triển kinh tế. Hầu hết các ngành nghề hiện nay đều sử dụng xe tải.

Trong lĩnh vực dịch vụ, đơn cử ngành vận chuyển hàng hóa cung cấp các dịch vụ ship hàng, giao thư đến các khu vực khác nhau. Xe tải đóng vai trò làm đơn vị chuyên chở hàng chính từ các vùng trung tâm đi địa phương. 

Thực tế cho thấy ô tô tải được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp. Từ các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến thực phẩm, dệt, may thì xe tải mang chức năng vận tải nguyên vật liệu về các cơ sở dệt may hoặc chế biến. Ở quy mô lớn như các khu công nghiệp, chế xuất thì dùng xe có sức vận tải cao như container. 

Thương nghiệp phát triển, xe tải đóng góp một phần không nhỏ. Sự phân phối hàng hóa từ các xưởng sản xuất đến các đại lý hay cơ sở bán lẻ chủ yếu nhờ ô tô tải. 

Tại sao nên hiểu rõ ý nghĩa của từng bộ phận

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Các bộ phận của ô tô tải

Việc hiểu rõ từng đặc điểm nhận dạng, ý nghĩa của từng bộ phận của xe tải là một phần hết sức quan trọng bởi vì khi điều khiển xe tải, xe ô tô vận hành trên đường mà chúng ta không hiểu rõ các chức năng của từng bộ phận thì việc đó rất không nên.

Hiểu rõ từng bộ phận sẽ giúp bác tài dễ dàng tìm kiếm các linh kiện sửa chữa, thay thế khi các bộ phận ấy bị hư hỏng. Điều này sẽ giúp xe được vận hành bền bỉ, an toàn và tiết kiệm chi phí hơn.

Các bộ phận của xe tải

Các bộ phận trên xe tải, xe ô tô bao gồm các bộ phận có thể nhìn thấy được và không nhìn thấy được bao gồm: các bộ phận bên ngoài xe (ngoại thất), bên trong xe (nội thất) và động cơ, khung gầm và các bộ phận khác.

Các bộ phận ngoại thất của xe ô tô tải

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Ngoại thất ô tô tải

Nắp ca-pô

Đây là bộ phận khung kim loại nằm ở phía đầu xe với chức năng chính là bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo dưỡng và sửa chữa các bộ phận bên trong.

Hầu hết, các dòng ô tô tải đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ động cơ và bộ tản nhiệt, đồng thời cho phép không khí đi vào bên trong. Bên cạnh đó, lưới tản nhiệt còn có thể được đặt ở một số vị trí như phía sau xe (xe có động cơ đặt sau) hoặc phía trước bánh xe.

Đèn pha

Là bộ phận chiếu sáng được đặt ở hai góc trái – phải nối nối liền giữa nắp capo và mặt trước của xe ô tô. Đèn pha (đèn chiếu xa) tạo ra luồng ánh sáng mạnh và tập trung, có khả năng chiếu ngang mặt đường và chiếu xa khoảng 100m. Thiết bị này có thể dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu gần) trong cùng một nắp bổ sung hoặc chóa đèn cho độ chiếu sáng được tối ưu hơn.

Cản

Cản là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của xe để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, giúp giảm thiểu chấn thương cho người ngồi bên trong và không gây hư hại đến các bộ phận khác.

Kính chắn gió

Là một dạng cửa sổ kính nằm phía trước của ô tô, có công dụng chính là chắn gió, mưa, bụi,…vào trong xe. Ngoài ra, bộ phận này còn tham gia vào việc gia tăng độ vững, cứng cho kết cấu của xe và bảo vệ an toàn cho người lái trong một số tình huống va chạm.

Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu được gắn bên góc của hai cửa trước với nhiệm vụ chính là giúp người lái nhìn thấy phía sau và hai bên của chiếc xe.

Các bộ phận Nội thất của xe ô tô tải

Các bộ phận của xe ô tô tải và chức năng của chúng
Nội thất ô tô tải

Vô lăng

Đây là bộ phận nằm trong hệ thống lái, được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái thanh răng – bánh răng, trục vít – bánh vít và đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.

Bảng đồng hồ

Bảng đồng hồ là một hệ thống thông tin bao gồm màn hình, đồng hồ và đèn báo giúp người lái tiếp nhận thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Thông tin hiển thị dưới 2 dạng là số hoặc kim.

Đồng hồ đo tốc độ

Đồng hồ đo tốc độ hay còn có tên gọi tiếng Anh là Speedometer. Bộ phận này được dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe. Ngoài ra, loại đồng hồ này còn được xem là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện có gắn động cơ từ năm 1910, thường được kết hợp với đồng hồ đo quãng đường để báo quãng đường xe đã đi được và đồng hồ hành trình để đo các khoảng cách ngắn.

Đồng hồ đo vòng tua

Đây là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút. Đối với dòng xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng giúp cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có đạt chuẩn hay không? Còn với xe số tự động, người lái theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ và tiết kiệm nhiên liệu.

Bàn đạp ga

Khi có tác động lực, bộ phận này sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga được điều khiển bởi chân phải của người lái và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn khiến cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhả chân ga, đồng nghĩa với việc xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động lên nó không lớn.

Bàn đạp phanh

Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng xe. Khi người lái tác động lên bàn đạp, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn đến xi lanh bánh xe và dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe.

Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động của người lái lên bàn đạp. Tuy nhiên, người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe đạt được tới điểm dừng, tránh phanh gấp.

Cần số

Cần số vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi tốc độ chuyển động cũng như sức kéo của ô tô.

Thiết kế hay thông số kỹ thuật động cơ đều là những yếu tố được cố định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Trong đó, một khi nắm vững nguyên lý hoạt động của từng bộ phận được đề cập trong bài viết trên, người lái có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe tùy theo từng điều kiện khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta không nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào trong xe ô tô tải, bởi một chi tiết đơn giản cũng có thể sở hữu một công dụng to lớn. 

Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM

Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
  • Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
  • Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
  • Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
  • Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com