Nếu bạn là người mới học lái xe ô tô thì một trong những kỹ thuật cần nắm chắc, đó là kỹ thuật đánh lái xe ô tô khi vào cua (ôm cua). Đây là kỹ thuật quan trọng được áp dụng thường xuyên trong quá trình tham gia giao thông.

Hệ thống lái trên ô tô ra đời và được cải tiến không ngừng nhằm mang đến cảm giác lái tốt nhất cho người điều khiển xe. Thế nhưng, để sử dụng nhuần nhuyễn hệ thống này không hề đơn giản, đặc biệt là khi vào cua ở những cung đường khó. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng không phải ai cũng biết cách đánh lái xe ô tô khi vào cua an toàn và đúng kỹ thuật.

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô khi vào cua
Một trong những kỹ thuật cần nắm chắc là kỹ thuật ôm cua ô tô

Cách đánh lái xe ô tô vào cua đơn giản

Có không ít yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn khi đánh lái vào cua phải kể đến như cung đường, thời tiết… đặc biệt là kinh nghiệm của người cầm lái. Những người mới tập nên trang bị cho mình một số bí kíp để vận hành và sử dụng xe một cách an toàn, một trong số đó là kỹ thuật vào cua “điêu luyện”.

Kỹ năng cầm vô lăng khi vào cua

Muốn điều khiển ô tô dễ dàng, cầm vô lăng đúng kỹ thuật là yếu tố quyết định. Khi di chuyển, tay trái người lái nắm vào vị trí từ 9-10 giờ, tay phải nắm vào vị trí từ 2-4 giờ. Để giữ vô lăng cũng như cảm nhận cảm giác lái tốt nhất, người lái nên đặt ngón tay cái dọc theo vành vô lăng, bốn ngón tay còn lại ôm vào bên trong vành vô lăng lái.

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô khi vào cua
Kỹ năng cầm vô lăng khi vào cua

Ngoài ra, người lái cần điều chỉnh tư thế vai và tay sao cho thoải mái nhất, thả lỏng tự nhiên. Điều này sẽ giúp giảm mệt mỏi khi điều khiển xe trong khoảng thời gian dài cũng như dễ dàng thực hiện mọi thao tác trên vô lăng.

Trước khi đánh lái ô tô

Trước khi vào cua, người điều khiển nên chú ý quan sát, đánh giá địa hình để tìm phương án xử lý phù hợp. Khúc cua hẹp hay rộng, dài hay ngắn, mặt đường có trơn trượt hay gồ ghề, vị trí di chuyển của các phương tiện xung quanh là những điều lái xe cần lưu ý để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.

Giảm tốc độ xe trước khi lái xe vào cua

Góc cua có thể có vật cản hoặc xảy ra tình huống bất ngờ, đặc biệt là những góc cua khuất, không có gương cầu lồi. Tuy nhiên, nhiều người lái thường chủ quan, không rà phanh trước khi vào cua hay khi vào cua mới rà phanh. Điều này khiến tay lái không chủ động và xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ xảy ra. Vì vậy, việc giảm tốc độ trước khi vào cua là một trong những cách đánh lái xe ô tô an toàn mà các người mới không nên bỏ qua.

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô khi vào cua
Giảm tốc độ xe trước khi lái xe vào cua

Giai đoạn bắt đầu cua xe

Khi xe đã đạt tốc độ an toàn, hãy ước lượng độ cong của góc cua và cẩn thận đưa xe vào cua. Với những góc cua quá dài hoặc trường hợp lấy góc ít, tài xế có thể nhích thêm một khoảng nhỏ cần thiết để xe về đúng quỹ đạo.

Thời điểm trả cua, kết thúc quá trình đánh lái xe ô tô

Khi đã vượt qua khúc cua, người lái bắt đầu trả lái để thoát góc cua bằng cách quay ngược vô lăng để xe trở về quỹ đạo ban đầu. Sau đó, đưa xe về tốc độ bình thường. Đây cũng là thao tác kết thúc quá trình.

>>> Tham khảo thêm: 8 bí kíp lái xe lan toàn dành cho phái đẹp

Một số lưu ý khi xe ô tô vào cua

Việc đánh lái vào cua an toàn hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người lái. Vì vậy, người điều khiển nên dành nhiều thời gian cho việc tập luyện trên nhiều dòng xe khác nhau để quen tay lái, sử dụng vô lăng trơn tru và kỹ thuật hơn. Mỗi dòng xe sẽ giúp người lái có thêm trải nghiệm lái thú vị bởi sự khác biệt về cấu tạo, đặc biệt là góc quan sát, kết cấu vô lăng hay độ cân bằng.

Kỹ thuật đánh lái xe ô tô khi vào cua
Người điều khiển nên tập luyện cách đánh lái và trả lái khi vào cua sao cho nhuần nhuyễn

Đặc biệt, với những người mới lần đầu điều khiển xe nên lưu ý thêm về việc sử dụng vô lăng hay ghế ngồi. Trên vô lăng thường được tích hợp túi khí nên khi đặt tay ở vị trí cao (vị trí 11 – 1 giờ) hoặc đặt trên vô lăng sẽ khiến tay đập vào mặt khi va chạm, gây thương tích nghiêm trọng. Ghế ngồi cần được chỉnh cao hơn để quan sát dễ dàng và kịp thời phản ứng khi di chuyển trên đoạn đường có cua liên tục.

Ngoài ra, khi lái xe đánh lái quá nhiều thì lúc trả cua sẽ phải quay vô lăng ngược lại tương ứng với số vòng xoay ban đầu. Điều này khiến xe bị lắc lư nhiều dẫn đến tình trạng trẻ em bị khó chịu hoặc người ngồi có hiện tượng say xe.

Muốn vận hành xe an toàn trên đường, đặc biệt ở những khúc cua, lái xe cần biết cách đánh lái xe ô tô nhịp nhàng, khéo léo. Mặc dù các mẫu xe hiện đại nói chung và các dòng xe ô tô VinFast nói riêng đều có trang bị một số công nghệ hỗ trợ lái nhưng người điều khiển không nên vì thế mà chủ quan, gây mất an toàn khi cầm lái.

Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM

Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
  • Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
  • Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
  • Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
  • Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com

 

Liên hệ ngay!