Khác với số tự động, việc lái xe số sàn cần nhiều thao tác thuần thục vì vậy việc nắm rõ các bước cơ bản sẽ giúp các tài mới tự tin, đảm bảo an toàn khi lái ô tô số sàn.
Các bộ phận cần biết trên xe số sàn
Khác với xe hơi tự động, xe số sàn là loại xe hơi có cần số mà tài xế phải trực tiếp điều khiển bằng tay. Xe hơi số sàn còn có tên gọi là xe số tay (Manual Transmission) có những bộ phận khác biệt so với xe hơi tự động như sau:
- Bộ phận côn xe cho phép đóng ngắt hệ thống truyền động. Chính bộ phận này giúp cho tài xế dễ dàng thay đổi số của động cơ một cách chủ động. Bộ phận này còn được gọi là bộ ly hợp và việc sử dụng thuần thục côn xe sẽ giúp bạn thay đổi tốc độ xe một cách nhẹ nhàng.
- Hộp số xe ô tô là một bộ phận trung gian nằm giữa động cơ và bánh xe. Hộp số giữ vai trò thay đổi tỉ số truyền động giữa động cơ và bánh xe. Quy tắc cơ bản của hộp số là số thấp thì sức kéo của xe mạnh và tốc độ chậm. Với số cao thì xe sẽ chạy với tốc độ nhanh nhưng sức kéo của xe thấp.
- Bộ phận tay điều chỉnh số dùng để điều chỉnh số của xe. Mỗi lần thay đổi số xe, bạn cần phải đạp hết côn xe và dùng tay để điều chỉnh cần số cho phù hợp với nhu cầu.
Thông thường, mỗi số của xe sẽ tương ứng với các mốc tốc độ như sau:
- Số 1: xe di chuyển với tốc độ trung bình từ 8 đến 16 km/h.
- Số 2: xe di chuyển với tốc độ trung bình từ 16 đến 32 km/h.
- Số 3: xe di chuyển với tốc độ trung bình từ 32 đến 48 km/h.
- Số 4: xe di chuyển với tốc độ trung bình từ 48 đến 72 km/h.
- Số 5: xe di chuyển với tốc độ trên 72 km/h.
- Số 0: xe không di chuyển
- Số de – r: xe di chuyển lùi và chỉ có 1 số.
Sau khi đã hiểu rõ các bộ phận của xe, chúng ta sẽ chuyển sang phần hướng dẫn lái xe ô tô số sàn.
Các bước lái xe số sàn
Nhằm di chuyển xe trên đường một cách đảm bảo cũng như đạt được mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý. Người lái cần quan tâm đến các bước hướng dẫn lái xe số sàn sau đây:
Kiểm tra trước khi vận hành
Đầu tiên, chúng ta cần thực hiện việc kiểm tra các bộ phận trên xe như sau:
- Thực hiện kiểm tra độ mòn của tất cả các bánh xe. Bạn nên có ít nhất một lốp xe dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp.
- Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu bằng cách mở chúng lên. Hệ thống đèn này vô cùng quan trọng giúp bạn lái xe an toàn khi trời tối hoặc gặp thời tiết xấu. Đặc biệt, bạn cần kiểm tra kỹ hệ thống phanh và đèn tín hiệu ở phía sau xe.
- Các loại dầu nhớt cho bộ phận phanh, dầu làm mát cũng cần được bạn kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu lượng dung dịch đang ở mức thấp thì ta cần rót thêm dầu nhớt để xe vận hành được êm ái. Ngoài ra, chúng ta nên chú ý đến màu sắc và mùi của dầu nhớt.
- Sau đó, bạn thực hiện điều chỉnh chỗ ngồi sao cho thật thoải mái và chân của bạn có thể đạp vào chân ga, phanh thật dễ dàng. Thông thường, tư thế ngồi đúng là khi tài xế đạp hết chân phanh mà chân người lái tạo thành một góc 30 độ so với sàn xe.
- Kiểm tra cần số xe đang ở vị trí N (số 0) trước khi vận hành.
Thắt dây an toàn
Trước tiên, bạn thực hiện kéo dây đai an toàn qua người và thắt dây theo 3 điểm cố định. Bạn cần đảm bảo chốt đã được cài thật chắc chắn. Bạn nên điều chỉnh phần đai bên dưới thấp dưới bụng và xương chậu. Đối với trường hợp phụ nữ mang thai thì không nên lái xe và thắt dây an toàn cần thấp xuống phía dưới.
Phần đai dây an toàn bên trên cần nằm trên xương đòn và vòng qua vai, ngực. Bạn cần tránh để dây đai trên nằm qua lưng hoặc bên dưới cánh tay.
Vị trí và nguyên tắc hoạt động của xe số sàn
Đối với xe số sàn, phía ngoài bên trái được gọi là côn xe. Vị trí ở giữa hai chân của bạn là chân phanh và phía ngoài cùng bên phải được gọi là chân ga. Bạn cần phải nhớ thật kỹ những vị trí này để tránh đạp nhầm. Phương pháp bố trí này được áp dụng cho tất cả các loại xe ô tô.
Với những hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của xe mình đang đi, vì mỗi dòng xe có những cách thức và hoạt động khác nhau, sẽ giúp ta tự tin hơn khi điều khiển xe lưu thông ngoài đường.
Trong quá trình vận hành, chân côn sẽ được nhả ra, đóng ly hợp giúp truyền động đến các bánh xe. Việc này sẽ giúp bạn chuyển số xe mà không cần mài côn đối với từng số. Bạn phải nhớ kỹ mỗi khi sang số, bắt buộc bạn phải cắt côn hoàn toàn.
Thực hiện khởi động xe
Hầu hết các loại xe ô tô đều dùng chìa khóa để có thể khởi động xe. Với loại xe này, bạn cắm chìa khóa vào ổ và xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi xe nổ máy. Một số kiểu xe ô tô đời mới có thể khởi động bằng nút khởi động. Loại nút này thường được gắn nhãn “Engine start”. Sau khi xe khởi động, chúng vẫn chưa thể di chuyển vì chúng ta đang để ở số 0.
Vào số và di chuyển
Tiếp đến, bạn dùng chân trái đạp vào chân côn thật sát xuống sàn. Lúc này, vị trí tay điều chỉnh phải ở vị trí số 0 và bạn có thể thực hiện lắc tay điều chỉnh để kiểm tra. Sau khi xe nổ máy, bạn dùng chân phải nhấp nhả vào vị trí chân ga cho máy xe nổ đều.
Lúc này, chân trái của bạn vẫn phải tiếp tục đạp vào chân côn. Sau đó, chân phải của bạn tiến hành đạp lên bàn thắng. Đồng thời, bạn dùng tay để kéo thắng tay nhả ra. Bây giờ, chiếc xe của bạn đã sẵn sàng lăn bánh.
Kế đến, bạn dùng tay để gạt cần điều chỉnh từ vị trí số 0 lên số 1. Cùng lúc đó, chân phải bạn thả từ từ chân thắng và rà nhẹ chân phải lên vị trí chân ga. Ngay thời điểm này, chân trái tiến hành nhả côn một cách từ từ. Chân côn cần được thả khoảng ⅓ tính từ sàn xe.
Bạn không nên thả quá nhanh hoặc thả hết vì như vậy xe rất dễ giật rồi tắt máy. Nếu bạn thao tác đúng thì chiếc xe sẽ bắt đầu di chuyển một cách chậm rãi. Tiếp theo, bạn tiếp tục thả chân côn lên cao một cách chậm rãi và đạp nhẹ chân ga. Khi bảng thông báo tốc độ trên xe báo 10 km/h thì bạn đã có thể chuyển sang số 2 để xe di chuyển nhanh hơn.
Trong trường hợp bạn muốn dừng xe lại, bạn cần di chuyển chân phải từ bàn đạp chân ga sang bàn đạp thắng. Bạn nên đạp bàn đạp thắng một cách từ từ để không giảm tốc độ một cách quá đột ngột.
Những quy tắc cần lưu ý
Để việc lái xe thật an toàn và tiết kiệm nhiên liệu thì bạn cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
Chuyển số đúng tốc độ
Việc chuyển số khi xe chưa đạt đúng tốc độ rất dễ gây ra tình trạng mài côn, xe rất dễ hư hỏng và ì máy. Các hãng xe sẽ có các mức vận tốc thích hợp để bạn sang số. Tuy nhiên, để chuyển từ số 1 sang số 2 thì xe cần đạt tốc độ từ 10km/h hoặc 2500 vòng/phút. Việc vào số một cách hợp lý và đúng cách có thể giúp chiếc xe “mạnh khỏe”, tài xế làm chủ được các tình huống tốt hơn.
Chân côn cần sử dụng hợp lý
Khi sử dụng chân côn, nhiều bác tài gặp phải tình trạng côn rất nhanh mòn. Tình huống này xảy ra không phải do việc sử dụng nhiều hoặc rà côn thường xuyên. Bởi vì bạn đã thao tác để côn tiếp xúc ma sát liên tục với bánh đà của máy đột ngột hay tốc độ bánh đà và bộ sơ cấp ly hợp không có cùng một vận tốc.
Để tránh hiện tượng này xảy ra, bạn cần đạp nhả côn đúng cách. Khi xe không bị dừng hoặc vọt tới một cách nhanh chóng thì bạn đã thao tác đúng.
Khi xe di chuyển ở khu vực đông người, khúc cua, bạn nên rà chân côn. Khi xe phải di chuyển qua những quãng đường xấu, bạn nên thả côn để xe không bị giật.
Trường hợp xe lên dốc hoặc tắc đường
Khi bạn sử dụng biện pháp được học “côn, phanh, ga” liên tục trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn rất mất sức. Vì thế, bạn nên luyện tập thường xuyên kỹ năng lái để có thể chỉ sử dụng mỗi chân côn và chân ga mà xe vẫn có thể đứng vững trên dốc. Thông thường, chúng ta sẽ âm chân côn và mớm ga vừa phải để giữ xe đứng yên trên dốc. Nếu xe có hiện tượng lùi lại thì ta đạp thêm chân ga và giảm chân ga khi xe di chuyển.
Những mẹo lái xe số sàn an toàn
– Khi xe đang chuyển động với tốc độ nhanh, bạn không nên đột ngột thả về số 0. Điều này rất nguy hiểm vì rất khó để tài xế có thể kiểm soát tốc độ do đã ngắt bộ truyền động.
– Trong lúc di chuyển, không đạp chân côn trước khi đạp thắng. Việc này sẽ khiến xe không còn lực thắng của động cơ, chuyển động theo quán tính và khó kiểm soát. Cần nhớ kỹ câu thần chú “côn ra thì ga vào” để giúp xe chuyển động êm ái.
– Bạn cần phải nhớ kỹ việc chuyển về số 0 khi xe khởi động hoặc tắt máy. Việc này nhằm giúp tài xế làm chủ được tốc độ bởi vì chúng ta đã ngắt bộ phận truyền động từ động cơ. Đôi khi việc quên chuyển về số 0 sẽ khiến chúng ta bị bất ngờ và xảy ra những tình huống đáng tiếc.
– Phanh tay không được nhà sản xuất khuyến cáo sử dụng cho trường hợp xe đang di chuyển. Chúng làm nhiệm vụ giữ cho xe đứng yên khi xe đã dừng lại. Tuy nhiên, rất nhiều người lại sử dụng phanh tay trong những trường hợp tuột dốc hoặc cần phải thắng gấp. Điều này vô cùng nguy hiểm vì phanh tay không được nhả ra hoàn toàn sẽ rất nhanh mòn và hư hỏng.
Ngoài ra, dầu nhớt bên trong hệ thống phanh tay có thể bị sôi do quá trình ma sát dẫn đến phanh tay mất tác dụng. Vì vậy, bạn cần phải sử dụng chúng thật đúng cách nhằm đảm bảo an toàn.
Những sai lầm thường gặp
– Khi vào những khúc cua, tài xế trả về số 0 quá lâu. Với tình huống này, ta cần nhả chân ga để giảm tốc thay vì ngắt bộ ly hợp truyền động.
– Khi xe đang xuống dốc, tài xế trả về số 0 để tiết kiệm nhiên liệu. Điều này rất nguy hiểm bởi vì xe không còn lực hãm từ hộp số và hệ thống phanh rất dễ quá nhiệt dẫn đến mất phanh.
– Một số bác tài thực hiện thao tác đạp chân côn trước khi thắng để tránh việc xe chết máy. Đây là một thao tác hoàn toàn sai lầm và sẽ khiến chúng ta mất đi khả năng xử lý những tình huống bất ngờ. Để thao tác đúng, ta cần đạp chân phanh trước và đạp chân côn sau khi xe đã dừng hẳn.
– Khi qua mặt xe khác, nhiều tài xế không sử dụng số thấp hoặc để xe di chuyển nhanh khi thời tiết xấu. Những việc làm này đều rất nguy hiểm đối với người lái, cũng như hành khách trên xe.
Chúng tôi vừa gửi đến bạn hướng dẫn lái xe số sàn thật chi tiết và đảm bảo an toàn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn và chúc bạn có được khoảng thời gian vui vẻ bên chiếc “xế” của mình.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739 – 096 240 6563
- Email: contact@laixemekong.com
- Website: www.laixemekong.com