Tuy thể chế và tư duy xây dựng pháp luật, luật giao thông của mỗi quốc gia đều có những đặc thù riêng, nhưng đối với chế định pháp lý bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ một số quốc gia đều có những điểm tương đồng. Trung tâm GDNN MEKONG xin giới thiệu tên gọi, mục tiêu luật, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh của Luật Giao thông đường bộ một số quốc gia trong khu vực và thế giới.
Lào
1. Tên gọi: Luật giao thông đường bộ;
2. Mục tiêu Luật: Quy định các nguyên tắc, quy định và tiêu chuẩn về tổ chức, hoạt động, quản lý, giám sát và kiểm tra giao thông đường bộ để quản lý giao thông và sử dụng phương tiện đường bộ thuận lợi, an toàn, thông suốt, trật tự, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thiểu lưu lượng giao thông, quy định các dịch vụ, công tác bảo dưỡng sửa chữa công trình đường phố, bảo vệ môi trường, tính mạng, tài sản cá nhân và cộng đồng, góp phần bảo vệ quốc phòng – an ninh, phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về quy tắc giao thông đường bộ, điều khiển phương tiện, hệ thống biển báo giao thông, người tham gia giao thông, chức năng quản lý Nhà nước của lực lượng Công an, công tác quản lý phương tiện…
4. Đối tượng áp dụng: Luật quy định về Luật dùng cho cá nhân, tổ chức cả trong và ngoài nước có liên quan đến việc quản lý giao thông, việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo thuận lợi vận hành giao thông đường bộ tại CHDCND Lào.
Campuchia
1. Tên gọi: Luật giao thông đường bộ;
2. Mục tiêu Luật (Objective and Goal): Nhằm bảo đảm trật tự và an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ sức khỏe con người, cuộc sống, động vật, tài sản và môi trường. Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về an toàn đường bộ, quản lý an toàn giao thông đường bộ; Giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Hạn chế hành vi vi phạm của người tham gia giao thông.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về tất cả các hoạt động liên quan đến giao thông đường bộ ở Campuchia: tín hiệu giao thông, người điều khiển phương tiện; việc quản lý giấy phép và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng.
4. Đối tượng áp dụng: Tất cả các công dân, cá nhân, tổ chức đang sinh sống, làm việc trên Vương quốc Campuchia.
Singapore
1. Tên Luật: Luật giao thông đường bộ (Đạo Luật giao thông đường bộ).
2. Mục tiêu: Quy định giao thông đường bộ, việc sử dụng phương tiện và người tham gia giao thông và cho các mục đích liên quan khác sau đó.
3. Phạm vi điều chỉnh: Quy định việc sử dụng phương tiện giao thông, người sử dụng đường bộ và các mục đích liên quan khác.
4. Đối tượng áp dụng: cư dân Singapore, hoặc được coi là đã cư trú tại Singapore, hoặc đã cư trú tại Singapore liên tục 6 tháng.
Trung Quốc
1. Tên gọi: Luật an toàn giao thông đường bộ Trung Quốc;
2. Mục tiêu: Luật nhằm mục đích duy trì trật tự giao thông đường bộ, đưa ra những cảnh báo nhằm phòng ngừa và hạn chế tai nạn giao thông; bảo đảm an toàn cho người, tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, các tổ chức hợp pháp, tăng cường tính hiệu quả của hệ thống đường xá.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về phương tiện và người điều khiển phương tiện; việc giám sát thi hành pháp luật cũng như trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan trong quản lý giao thông đường bộ.
4. Đối tượng áp dụng: Trên lãnh thổ Trung Quốc. Người điều khiển phương tiện, người đi bộ, hành khách, các cá nhân và tổ chức khi tham gia giao thông phải tuân thủ theo Luật.
Hàn Quốc
1. Tên Luật: Luật Giao thông đường bộ (Đạo Luật).
2. Mục tiêu Luật: Nhằm đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt thông qua việc ngăn cản và loại bỏ các nguy cơ và các yếu tố gây cản trở giao thông trên đường.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về người tham gia giao thông, các phạm trù về đường bộ, các phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4. Đối tượng áp dụng: Luật áp dụng đối với tất cả cư dân Hàn Quốc trong và ngoài nước và những người đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Hàn Quốc (người nước ngoài).
Nhật Bản
1. Tên Luật: Luật giao thông đường bộ.
2. Mục tiêu Luật: Mục tiêu của luật này là để ngăn chặn các nguy hiểm trên đường và đảm bảo sự an toàn và lưu thông của giao thông, cũng như góp phần ngăn ngừa ùn tắc phát sinh từ giao thông đường bộ.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về quy tắc giao thông, quy tắc cho người tham gia giao thông; quy định về biển báo hiệu; quy định về bằng lái xe, đào tạo lái xe; các biện pháp đảm bảo an toàn cho người tham giao thông…
4. Đối tượng áp dụng: Cho tất cả mọi người trên đất nước Nhật Bản (kể cả người Nhật hay người nước ngoài).
Nga
1. Tên Luật: Luật Liên bang Nga về an toàn giao thông đường bộ.
2. Mục tiêu của Luật: Luật xác định khung pháp lý để đảm bảo an toàn đường bộ trên lãnh thổ liên bang Nga. Mục tiêu của Luật là bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, cũng như bảo vệ lợi ích của xã hội và nhà nước bằng cách ngăn ngừa tai nạn giao thông và giảm mức độ nghiêm trọng của hậu quả.
3. Phạm vi điều chỉnh: Luật quy định về trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và trách nhiệm của công dân khi tham gia giao thông đường bộ. Quy định về người tham gia giao thông, phương tiện tham gia giao thông; điều kiện an toàn tham gia giao thông; hoạt động quản lý giao thông; quản lý giấy phép lái xe và người điều khiển phương tiện…
4. Đối tượng áp dụng: áp dụng cho công dân trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.
Đức
1. Tên Luật: Đạo luật giao thông đường bộ;
2. Mục tiêu: Để đảm bảo người tham gia giao thông tuân thủ pháp luật khi tham gia giao thông; nhằm ngăn chặn những mối nguy hiểm tiềm ẩn cho giao thông và đảm bảo sự an toàn cho giao thông.
3. Phạm vi điều chỉnh: Quy định về phương tiện, quyền và nghĩa vụ của người lái xe, hệ thống biển báo hiệu; giấy phép lái xe; việc đăng ký phương tiện; trách nhiệm và thẩm quyền và giới hạn của cơ quan chức năng trong quản lý giao thông đường bộ…
4. Đối tượng áp dụng: Công dân tại Đức.
Australia
1. Tên Luật: Đạo Luật giao thông đường bộ (của Đặc khu hành chính Thủ đô Canberra).
2. Mục tiêu của Luật: Nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các quy tắc đường bộ thống nhất quốc gia trong toàn lãnh thổ nước Úc, để cung cấp các vấn đề khác liên quan đến an toàn và quản lý giao thông trên đường bộ và các khu vực liên quan đến đường và cho các mục đích khác.
3. Phạm vi điều chỉnh,: Luật quy định về các quy tắc giao thông, người tham gia giao thông, thiết bị điều khiển giao thông; quy định về an toàn và quản lý giao thông.
4. Đối tượng áp dụng: Áp dụng cho công dân sinh sống và làm việc tại bang (bao gồm cả người nước ngoài, hoặc công dân các bang khác vi phạm Luật tại bang).
Nhiều nước trên thế giới có những luật giao thông kỳ lạ khiến không ít người ngỡ ngàng hoặc thậm chí cảm thấy vô lý.
Cộng hòa Síp: Không uống nước khi lái xe
Trong khi lái xe, đôi khi chúng ta cảm thấy cần ăn nhẹ hoặc uống một chút nước. Thế nhưng tại Cộng hòa Síp, tài xế phải kiên nhẫn với điều này vì cả hai đều bị cấm khi lái xe, ngay cả một ngụm nước họ cũng không được phép uống.
Pháp: Tài xế phải mang theo máy đo hơi thở riêng
Từ năm 2013, các tài xế tại Pháp phải mang theo máy đo hơi thở riêng khi tham gia giao thông. Người không chấp hành sẽ bị phạt tiền. Cảnh sát Pháp sẽ sử dụng chính những máy đo này để đo nồng độ cồn của tài xế.
Đức: Lái xe được phép khỏa thân
Ở Đức, việc khỏa thân lái xe là hoàn toàn hợp pháp, miễn sao không khiến các tài xế khác xao nhãng. Tại Đức, ô tô được coi là “không gian riêng tư” nên được phép lái xe khỏa thân. Chỉ khi xuống xe, tài xế mới phải mặc lại đồ vì trong trường hợp này họ đang đi vào nơi công cộng và không được phép khỏa thân ở đó.
Nga: Không được lái xe bẩn
Lái xe ô tô bẩn ở Nga có thể bị phạt vì luật pháp yêu cầu xe phải luôn sạch sẽ. Chính xác thế nào là sạch hay bẩn sẽ do cảnh sát quyết định tại chỗ.
Thụy Sĩ: Không rửa xe vào ngày Chủ nhật
Chủ nhật là ngày nghỉ ngơi ở hầu hết các quốc gia theo đạo Cơ đốc. Điều này cũng áp dụng cho Thụy Sĩ. Theo đó, việc rửa xe cũng bị cấm vào ngày Chủ nhật. Cũng ở Thụy Sĩ, hành động đóng sầm cửa xe khi bực tức, cáu giận là bất hợp pháp. Đất nước yêu hoà bình này muốn mọi người luôn kiểm soát tốt tâm trạng của mình để không ảnh hưởng đến người khác.
Đan Mạch: Kiểm tra gầm xe xem có người nằm dưới đó hay không trước khi khởi hành
Ở Đan Mạch, các tài xế bắt buộc phải kiểm tra gầm xe xem có người nằm dưới đó hay không trước khi khởi hành. Bởi, rất có thể những đứa trẻ đang ngủ hoặc trốn dưới đó.
Nam Phi: Động vật có quyền ưu tiên
Ở Nam Phi, việc một con ngựa, một con lừa hoặc một con lợn chắn đường có thể xảy ra. Và người lái xe phải nhường đường cho động vật băng qua đường. Họ không được phép tăng tốc hoặc cố tình tông vào chúng.
Nhật Bản và Vương quốc Anh: Lái xe bị phạt khi làm té nước vào người đi bộ
Khi trời mưa to sẽ xuất hiện những vũng nước đọng bên đường. Lái xe qua những vũng nước này rất dễ làm té nước vào người đi bộ. Tuy nhiên, ở Nhật Bản và Vương quốc Anh, có những hình phạt nặng nề cho việc này.
Bulgaria: Luôn mang theo bình chữa cháy
Ở Bulgaria, tài xế phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ. Vì vậy ngoài tam giác cảnh báo và hộp sơ cứu, tài xế còn phải mang theo bình cứu hỏa trên ô tô.
Áo: Cảnh sát không cần máy bắn tốc độ
Ở Áo, tài xế có thể bị phạt chạy xe quá tốc độ mà không cần bằng chứng. Nếu cảm thấy xe chạy quá nhanh thì cảnh sát có thể tuýt còi và xé vé phạt, không cần tới máy bắn tốc độ.
Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM
Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:
- Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
- Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
- Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
- Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
- Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739 – 096 240 6563
- Email: contact@laixemekong.com
- Website: www.laixemekong.com