Các biểu tượng trên bảng điều khiển xe ô tô quá nhiều và khó khăn để nhận biết ý nghĩa. Chắc chắn đó là suy nghĩ của rất nhiều người, nhất là những ai lần đầu sở hữu ô tô, thậm chí những người đang sở hữu ô tô đôi khi cũng chưa thể hiểu hết ý nghĩa của từng ký hiệu trên bảng điều khiển (táp lô).
Đã bao lần bạn cảm thấy bối rối, thậm chí có một chút hoang mang mỗi khi một ký hiệu trên bảng điều khiển xe sáng bừng lên? Nếu bạn không nắm rõ ý nghĩa của ký hiệu ấy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của bạn và làm hư hại chiếc xe.
Nắm bắt được khó khăn đó nhằm giúp tài xế hiểu được ý nghĩa của các đèn báo từ đó sẽ có những khắc phục kịp thời, tránh tình trạng xe hư hỏng khi đang di chuyển trên đường. Tập đoàn Britannia Rescue đã tổng hợp được 64 ký hiệu đèn khác nhau xuất hiện ở bảng điều khiển xe ô tô thường xuất hiện trên các dòng xe thuộc 15 thương hiệu xe hơi phổ biến trên thế giới.
Trong đó, 12 ký hiệu đèn cảnh báo thường xuyên có mặt trên tất cả các mẫu xe và 16 ký hiệu đèn cơ bản rất quan trọng đối với bất kỳ một tài xế nào.
Ý nghĩa màu sắc các ký hiệu báo lỗi trên xe ô tô
Trên bảng đồng hồ sau vô lăng có một hệ thống đèn báo. Mỗi đèn cảnh báo sẽ có ký hiệu riêng biệt và mang ý nghĩa khác nhau. Hiện nay, các ký hiệu đèn báo lỗi sử dụng đồng nhất cho tất cả các dòng xe và các thương hiệu ô tô trên toàn cầu.
Các ký hiệu đèn cảnh bảo trên ô tô đa phần sẽ có 3 nhóm màu sau đây:
- Đèn báo màu đỏ: Cảnh báo về các lỗi xe nguy hiểm cần khắc phục ngay lập tức.
- Đèn báo màu vàng: Thông báo lỗi xe cần kiểm tra
- Đèn báo màu xanh: Thông báo hệ thống đang hoạt động.
Ý nghĩa 64 ký hiệu trên bảng điều khiển xe ô tô
Mỗi loại đèn báo trên táp lô xe ô tô đều thể hiện một ý nghĩa riêng biệt. Để đảm bảo lái xe an toàn, bạn cần nắm vững ý nghĩa các ký hiệu trên xe ô tô để mau chóng khắc phục ngay lập tức. Nếu không thể tự khắc phục, có thể bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ cứu hộ.
Ý nghĩa nhóm 12 ký hiệu cảnh báo nguy hiểm trên bảng điều khiển xe ô tô
1: Đèn cảnh báo phanh tay: Bạn cần kiểm tra phanh tay coi có bị trục trặc gì không để mau chóng sửa chữa.
2: Đèn cảnh báo nhiệt độ: Bạn cần kiểm tra lại hệ thống nhiệt độ của động cơ, bởi nếu động cơ gặp trục trặc sẽ gây tiêu hao nhiều nhiên liệu.
3: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp: Có trục trặc về áp suất dầu trong động cơ, hoặc bom dầu đã bị nghẹt hoặc bị hỏng.
4: Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: Hệ thống trợ lực lái đang gặp trục trặc, làm vô lăng lái cứng hơn gây khó chịu khi sử dụng.
5: Đèn cảnh báo túi khí: Túi khí đang gặp trục trặc hoặc có túi khí bị bạn vô hiệu hóa bằng tay.
6: Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: Ắc quy không sạc, hoặc sạc không đúng cách.
7: Đèn báo khóa vô lăng: Vô lăng của bạn đang bị khóa cứng xảy ra khi bạn tắt máy nhưng quên trả về N hoặc P.
8: Đèn báo bật công tắc khóa điện: Bạn đang bật công tắc khóa điện.
9: Đèn báo chưa thắc dây an toàn: Cảnh báo bạn chưa thắt dây an toàn hoặc dây an toàn đang bị trục trặc.
10: Đèn báo cửa xe mở: Cảnh báo cửa xe ô tô chưa đóng sát.
11: Đèn báo nắp capo mở: Cảnh báo ca pô đang mở.
12: Đèn báo cốp xe mở: Cảnh báo cốp xe đang mở.
Ý nghĩa nhóm 18 ký hiệu cảnh báo rủi ro trên bảng điều khiển ô tô
13: Đèn cảnh báo động cơ khí thải (đèn Check Engine): Cảnh báo động cơ khí thải có vấn đề như Hỏng dây cao áp, bộ chia điện, Hỏng bugi, Hỏng cảm biến đo gió, Cảm biến ô-xy không hoạt động, Hỏng van hằng nhiệt, Hỏng bộ lọc khí thải, Nắp xăng hở hoặc không chặt, Kẹt rơ le van lọc khí nhiên liệu.
14: Đèn cảnh báo bộ lọc hạt Diesel: Dành cho xe có bộ lọc hạt Diesel gặp trục trặc.
15: Báo cần gạt kính chắn gió tự động: Bạn cần kiểm tra hệ thống cần gạt kính chắn gió tự động.
16: Đèn báo sấy nóng bugi/dầu Diesel: Biểu thị bugi đang sấy nóng.
17: Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp
18: Đèn cảnh báo phanh chóng bó cứng ABS
19: Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử.
20: Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp.
21: Đèn báo cảm ứng mưa.
22: Đèn cảnh báo má phanh.
23: Đèn báo tan băng cửa sổ sau.
24: Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động.
25: Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo.
26: Đèn báo giảm xóc.
27: Đèn cảnh báo cánh gió sau.
28: Báo lỗi đèn ngoại thất.
29: Cảnh báo đèn phanh.
30: Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng.
Ý nghĩa nhóm 12 ký hiệu đèn báo lỗi và cảnh báo hư hỏng ô tô
31: Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha.
32: Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng.
33: Báo lỗi đèn móc kéo.
34: Đèn cảnh báo mui của xe mui trần.
35: Báo chìa khóa không nằm trong ổ.
36: Đèn cảnh báo chuyển làn đường.
37: Đèn báo nhấn chân côn.
38: Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp.
39: Đèn sương mù (sau)
40: Đèn sương mù (trước)
41: Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình.
42: Đèn báo nhấn chân phanh
Ý nghĩa nhóm 22 ký hiệu cảnh báo tình trạng hoạt động trên ôtô
43: Báo sắp hết nhiên liệu.
44: Đèn báo rẽ.
45: Đèn báo chế độ lái mùa đông.
46: Đèn báo thông tin.
47: Đèn báo trời sương giá.
48: Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin.
49: Đèn cảnh báo khoảng cách giữa các xe.
50: Đèn cảnh báo bật đèn pha.
51: Đèn báo thông tin đèn xi nhan.
52: Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác.
53: Đèn bảo phanh đỗ xe gặp trục trặc.
54: Đèn báo hỗ trợ đỗ xe.
55: Đèn báo xe cần bảo dưỡng.
56: Đèn báo đã có nước vào bộ lọc nhiên liệu.
57: Đèn báo tắt hệ thống túi khí.
58: Đèn báo lỗi xe.
59: Đèn báo bật đèn cos.
60: Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn.
61: Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu.
62: Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo.
63: Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu.
64: Đèn báo giới hạn tốc độ.
Dù bạn là người mới điều khiển xe hoặc đã có kinh nghiệm lâu năm thì cũng chưa chắc đã hiểu rõ tất cả ý nghĩa ký hiệu đèn báo lỗi trên bảng táp lô xe hơi. Việc hiểu đúng ý nghĩa của từng ký hiệu đèn báo lỗi xe hơi là điều thật sự cần thiết và quan trọng đối với người điều khiển xe ô tô. Vì nó sẽ giúp bạn lái xe an toàn và sớm nhận biết các dấu hiệu hư hỏng cần sửa chữa kịp thời.
Câu hỏi thường gặp về các đèn báo trên ô tô
Các đèn cảnh báo trên xe ô tô là những tín hiệu cực kỳ quan trọng đối với người lái xe. Chúng có thể chỉ ra tình trạng xe, những hướng dẫn cần thiết giúp bạn lái xe an toàn. Dưới đây tôi sẽ giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về các đèn báo trên ô tô.
Cần lưu ý gì về các đèn cảnh báo trên xe ô tô?
Sự đa dạng và khác biệt trong hình dáng, màu sắc hay kích thước của các đèn cảnh báo trên xe ô tô ở từng hãng xe có thể khác nhau gây ra không ít khó khăn cho người lái nhiều xe hoặc đổi xe. Nhưng bạn có thể an tâm về các đèn cảnh báo trên xe ô tô mà tôi vừa liệt kê ở trên là rất phổ biến.
Bên cạnh các đèn cảnh báo mà tôi vừa trình bày, bạn cần tìm hiểu kỹ những loại đèn cảnh báo đặc thù của xe ô tô mình đang lái. Bạn có thể tra cứu ý nghĩa các đèn cảnh báo trên ô tô trong sách hướng dẫn sử dụng của từng mẫu xe.
Khi thấy đèn cảnh báo trên xe ô tô cần làm gì?
Cần quan sát kỹ màu sắc của đèn báo lỗi để đánh giá mức độ nguy hiểm:
- Nếu đèn cảnh báo màu đỏ xuất hiện: Cần kiểm tra xe ngay lập tức bởi đây có thể là lỗi rất nguy hiểm cần ưu tiên xử lý dứt điểm để đảm bảo an toàn khi lái xe.
- Đèn báo màu xanh dương hoặc xanh lá cây: Chứng tỏ hệ thống hoạt động bình thường.
- Nếu đèn báo màu cam hoặc vàng xuất hiện: Cần đem xe đến trung tâm bảo hành để kiểm tra sửa chữa sớm
Vì sao xuất hiện đèn báo lỗi trên bảng điều khiển?
Có rất nhiều nguyên nhân làm xuất hiện đèn báo lỗi trên ô tô, thông thường là do 2 nguyên nhân cơ bản sau đây:
- Xuất phát từ quá trình sửa chữa: Người thợ tháo và lắp lại các cảm biến mà quên xóa đèn. Mặc dù cảm biến đó không bị hư nhưng khi đã tháo ra thì giống như lời cảnh báo an toàn của hãng. Nếu không xóa đèn thì về lâu dài cảm biến có nguy cơ hoạt động không đúng quy tắc.
- Do một bộ phận nào đó đang gặp vấn đề cảnh báo cho bạn biết cần kiểm tra bộ phận đó ngay lập tức để đảm bảo an toàn khi lái xe.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739 – 096 240 6563
- Email: contact@laixemekong.com
- Website: www.laixemekong.com