Nếu bạn đang bắt đầu bước vào công việc tài xế lái xe và kể cả khi bạn đã có nhiều năm trong nghề lái xe thì cũng nên tìm hiểu về những kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành được chia sẻ để lái xe an toàn nhất. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Kỹ năng cần có của tài xế lái xe
Người tài xế lái xe cần có những kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp để lái xe an toàn và có thể gắn bó với nghề lâu dài. Dưới đây là một số kỹ năng cần có của người tài xế lái xe.
Kỹ năng lái xe an toàn
Điều đầu tiên và quan trọng nhất khi lái xe, chắc chắn rồi, bạn cần phải biết lái xe ô tô. Hơn nữa, bạn còn cần thi lái xe và có bằng lái thì mới được tham gia giao thông để đảm bảo an toàn của cả bạn lẫn những người tham gia giao thông.
Khi lái xe cần giữ tốc độ lái xe an toàn, nắm rõ luật giao thông khi chạy trên các cung đường và hiểu biết về cách chạy xe trên những cung đường cơ bản như đường làng, đường cao tốc, đường đèo núi uốn lượn, đường gập ghềnh khó đi,…
Tài xế lái xe cần giữ sự ổn định, êm ái khi lái xe để mang đến cảm giác an toàn, yên tâm cho khách hàng.
Kỹ năng sửa chữa, bảo trì xe cộ cơ bản
Tài xế lái xe cần có những hiểu biết cơ bản về các thông số trên xe, cấu trúc xe và cách thức vận hành, hoạt động của xe. Khi xảy ra bất cứ vấn đề gì thì người lái xe cũng cần biết tình trạng của xe có thể đang gặp phải những vấn đề gì, nguyên nhân do đâu.
Trong trường hợp lái xe trong nội thành, tài xế lái xe có thể mang xe đến các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa để xử lí vấn đề. Tuy nhiên khi lái xe ra ngoại thành, đi xe đường dài thì tài xế lái xe cũng cần biết những thao tác sửa chữa xe cơ bản để không cần đến sự giúp đỡ của cứu trợ.
Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích để người tài xế có thể đảm bảo lịch trình của mình được tiến hành suôn sẻ mà không bị những sự cố nhỏ gián đoạn. Chỉ trong những trường hợp hy hữu hoặc những vấn đề sửa chữa khó xử lí thì tài xế lái xe mới cần liên hệ tới dịch vụ sửa xe.
Kỹ năng giữ tỉnh táo khi lái xe
Người tài xế lái xe cần đảm bảo trạng thái sức khỏe của bản thân ở tình trạng tốt và đủ tỉnh táo để lái xe an toàn. Trong trường hợp người tài xế thiếu ngủ, trong người có chất kích thích như rượu, bia thì tuyệt đối không được lái xe.
Nếu phải lái xe đường dài không được nghỉ ngơi thì người tài xế sẽ có những mẹo riêng để giữ tỉnh táo ví dụ như dừng xe và ngủ đủ giấc rồi mới tiếp tục lái xe hoặc có phụ lái để thay phiên nhau nghỉ ngơi trong quá trình lái xe đường dài. Trong trường hợp cần phải giữ tỉnh táo, người tài xế có thể thử dùng một số biện pháp khác để duy trì sự tỉnh táo trong một thời gian ngắn như nhai kẹo cao su, uống cà phê,…
Kỹ năng giao tiếp tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp
Trách nhiệm của người tài xế lái xe là đón chở khách. Vì vậy, người tài xế cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để giữ phép lịch sự và làm hài lòng khách hàng.
Ví dụ người tài xế cần chào hỏi khách hàng, hỏi khách hàng về điểm đến. Trong quá trình lái xe có thể trò chuyện với khách hàng để khiến không khí trong xe không nhàm chán.
Khi nói chuyện với khách, dù nói nhiều hay nói ít thì tài xế lái xe cũng phải giữ được thái độ lịch sự, chuyên nghiệp, không nên đùa vô duyên, thái quá hoặc ăn nói sỗ sàng gây khó chịu với khách hàng trong suốt chặng đường.
>> Những yếu tố gây mất tập trung khi lái xe và cách khắc phục
Một số kỹ năng lái xe an toàn bạn có thể tham khảo
Lái xe ô tô vốn không phải việc đơn giản, và trong quá trình học lái xe ô tô, chắc chắn bạn cũng đã được truyền dạy những kỹ năng lái xe chuẩn xác, đảm bảo an toàn dưới đây:
Kỹ năng điều chỉnh ghế lái một cách chính xác
Kỹ năng đầu tiên và rất quan trọng là điều chỉnh ghế lái một cách chính xác. Nhiều người thường phớt lờ và cho rằng kỹ năng này không quan trọng. Tuy nhiên, việc ngồi đúng tư thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng điều khiển và an toàn nếu có tình huống nguy hiểm xảy ra.
Tư thế ngồi đúng sẽ giúp giảm áp lực lên lưng, giúp người lái không bị mỏi trong những chuyến đi dài. Trong trường hợp khẩn cấp, mọi người sẽ hành động theo bản năng.
Ví dụ, khi ngồi quá gần vô-lăng, mọi người đều chống tay vào vô lăng trước khi va chạm, hai chân cùng lúc chống vào bàn đạp và sàn. Nếu có tai nạn xảy ra, khớp gối và khớp khuỷu tay có thể bị thương, ngay cả sau một va chạm nhẹ.
Một ví dụ khác về sự nguy hiểm khi ngồi sai tư thế là khi ngả lưng và đẩy ghế lái quá nhiều về phía sau. Việc ngả lưng ghế và vị trí ghế ngồi lái nhiều về phía sau sẽ khiến tầm tay đến vô-lăng cũng bị xa hơn. Lúc này, người lái ngả về phía sau và hai cánh tay sẽ giữ chặt vô lăng, thay vì đánh lái đơn thuần.
Tư thế ngồi đúng là đầu gối và khuỷu tay hơi cong, điều này sẽ giúp giảm chấn thương nếu có va chạm. Để có được tư thế ngồi đúng, việc cần làm là bạn phải điều chỉnh ghế theo chiều cao và độ nghiêng sao cho ngồi thấy thoải mái nhất.
Muốn vậy, bạn đặt chân phải lên bàn đạp phanh, dùng chân trái đẩy hết bàn chân côn xuống (nếu bạn lái xe số tự động, hãy đặt chân trái lên phần để chân được thiết kế riêng). Tiếp theo, người ngồi sẽ đẩy ghế về phía trước hoặc sau sao phần đầu gối uốn cong phù hợp.
Sau đó chúng ta cần điều chỉnh góc ngả lưng của ghế. Cố gắng duỗi thẳng chân, đẩy mạnh sàn và bàn đạp. Nếu cơ thể ngả về sau hoặc ngả về trước quá nhiều thì bạn cần phải điều chỉnh cơ thể chính xác.
Bước điều chỉnh cuối cùng: (Làm theo hình bên dưới)
- Lòng bàn tay của bạn được đặt theo chiều dọc bên trái sao cho khoảng trống vừa với chân của bạn và vô lăng.
- Duỗi cánh tay của bạn, nếu cổ tay của bạn chạm vào điểm trên cùng của vô lăng thì đây là khoảng cách chính xác.
Kỹ năng cầm vô lăng chuẩn xác
Học cách cầm vô lăng chuẩn xác là kỹ năng đầu tiên mà người tài xế lái xe cần ghi nhớ.
Có một số cách cầm vô lăng mà tùy theo thói quen và cảm giác thuận tiện của từng người mà họ sẽ cầm khác nhau ví dụ như:
- Cầm vô lăng theo kiểu hai tay 9h15 hoặc 10h20: tức là người tài xế để hai tay theo đúng vị trí của kim đồng hồ ở hai khung giờ 9h15 và 10h20 phút. Đây là kiểu cầm vô lăng an toàn và thông dụng nhất hiện nay, giúp tay đỡ mỏi và có thể thoải mái xoay mà không cản đường túi bung khí trong những trường hợp khẩn cấp.
- Cầm hai tay dưới đáy vô lăng: Kiểu cầm vô lăng này thường được áp dụng trên những chặng đường thẳng không cần bẻ lái nhiều, tài xế chỉ cần xoay vô lăng trong khoảng hẹp, không cần xoay vòng lớn.
- Cầm hai tay ôm chấu: Cách cầm vô lăng này thuận tiện trong việc vừa lái xe, vừa bấm còi, tuy nhiên lại khó mang đến sự nhạy bén và chính xác trong trường hợp phải bẻ lái nhanh.
Kỹ năng phanh xe an toàn
Phanh xe ô tô là một kỹ năng khó đòi hỏi tài xế lái xe cần phải học hỏi để phanh sao cho “mượt”, nhất là trong những trường hợp khẩn cấp và cần bẻ lái để vừa duy trì tốc độ cần thiết vừa đánh lái an toàn.
Trong trường hợp phải quay xe ở đoạn đường trơn, tài xế lái xe còn cần phải biết cách sử dụng phanh tay để lái xe an toàn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng kỹ thuật này trên đường nhựa vì có thể gây mòn lốp sớm.
Kỹ năng điều chỉnh tốc độ lái xe
Trong từng cung đường khác nhau mà tốc độ lái xe của tài xế cần thay đổi khác nhau theo mật độ lưu thông xe trên đường. Nhìn chung, tài xế lái xe cần phải di chuyển với tốc độ tương tự những chiếc xe khác trên cung đường.
Điều này có nghĩa là ví dụ chạy xe trên đường cao tốc bạn cần chạy với tốc độ nhanh hơn, nếu di chuyển chậm có thể sẽ ảnh hưởng đến những chiếc xe khác. Khi lái xe ở nơi có mật độ xe đông thì cần di chuyển chậm, không nên cố vượt qua các xe khác vì có thể gây ra những nguy hiểm.
Lái xe quá tay hoặc lái thiếu cũng đều là những nguyên nhân có thể gây ra tai nạn. Trong trường hợp lái thiếu, bánh xe phía trước sẽ bị mất đi độ bám trên mặt đường và dễ bị văng ra ngoài. Còn trường hợp lái xe quá tay, bánh xe phía sau cũng xảy đến những trường hợp tương tự, khiến xe không thể duy trì tốc độ an toàn trên đường.
Điều chỉnh gương xe, hạn chế các điểm mù
Điểm mù khi lái xe ô tô là những điểm rất nguy hiểm, nguyên nhân dẫn đến rất nhiều vụ tai nạn giao thông. Điều chỉnh gương đúng cách sẽ giúp bác tài hạn chế được điểm mù và có tầm nhìn bao quát hơn.
Kỹ thuật đỗ xe chính xác
Nắm được kỹ năng đỗ xe chính xác giúp bạn đỗ xe an toàn và thuận tiện trong việc di chuyển tiến, lùi mà không ảnh hưởng đến những xe đỗ bên cạnh.
Lái xe ô tô cần rất nhiều kỹ năng và kỹ thuật đúng. Người tài xế lái xe không những cần có những kỹ năng lái xe cơ bản mà còn cần có kỹ năng giải quyết vấn đề và những tố chất cần thiết để làm việc trong nghề lái xe.
Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM
Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:
- Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
- Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
- Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
- Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
- Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Cơ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739
- Email: contact@laixemekong.com
- Website: www.laixemekong.com