Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo

Theo phân tích của một tài xế được cho là đã có 50 năm Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo đang được chia sẻ bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn về ô tô, xe máy thì, việc lái xe mất phanh thường xảy ra ở cuối đèo là do các tài xế non kinh nghiệm khi lái xe xuống đèo quá nhanh ở số 3 hay 4. Mỗi lần vào cua là lại rà phanh. Nhất là những xe chở khách nặng, rà phanh liên tục dẫn đến nóng tăm bua, trơ lì má phanh, thậm chí sôi cả dầu phanh, lúc này cả hệ thống phanh vô tác dụng.

Sự mất phanh xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu báo trước và tai nạn thảm khốc xảy ra. Khi giải quyết hậu quả, cơ quan chức năng kéo xe lên và đạp thử phanh. Lúc này thường là phanh đã nguội và dễ đi đến kết luận: Phanh hoàn hảo” Tùy vào độ dốc và sự quanh co, thời tiết, sương mù, tầm nhìn, mật độ xe tham gia giao thông, cần chạy tốc độ sao để đảm bảo an toàn và xử lý tình huống bất ngờ.

Bài viết sau, có thể có nhiều người đang lái xe ô tô số tự động quan tâm về việc đi đường đèo dốc. Các bạn có nhiều kinh nghiệm lái xe xin bổ sung và chia sẻ, để mọi người lái xe được an toàn.

Kinh nghiệm lái xe đường đèo
Kinh nghiệm lái xe đường đèo là: cần chạy tốc độ sao để đảm bảo an toàn và xử lý tình huống bất ngờ.

Sau đây là những kinh nghiệm học lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo của tôi từ anh em có kinh nghiệm truyền lại và thực tế đã trải nghiệm.  Những xe số tự động của các hãng, ngoài vị trí của cần số được bố trí gần như giống nhau (P, R, N, D), còn có các số “tay”có thể là (3), (2), (1) hoặc (D3), (D2), (L), hoặc(L2),(L) hoặc (M+/-) tùy vào thiết kế các dòng xe khác nhau.

Với xe thiết kế M+/- thì có thể chọn số trong toàn dải số (dành cho người lái xe AT, nhưng vẫn muốn có cảm giác vào số như số sàn), thay vì loại MT chỉ chọn các số thấp (1, 2, 3). Các số tay này chỉ để dành cho chạy đường đèo dốc hoặc gặp các đoạn đường gập ghềnh, đường xấu.

Lời khuyên là, dù vào một ngày thời tiết đẹp và mật độ giao thông thông thoáng, thì cũng không nên chạy quá tốc độ 50 km/h. Khi lên đèo lái xe ô tô số tự động cần chú ý: Khi gặp dốc, vẫn để nguyên D như chạy đường bằng, xe sẽ tự động chuyển số hợp lý theo tính toán của ECU (Electronic Central Unit) dựa trên vị trí bướm ga và tốc độ xe.

Xuống đèo lái xe cần chú ý: Qua đỉnh dốc, thay vì cần số vẫn giữ nguyên D (xe sẽ lao nhanh dần tùy vào độ dốc, bạn sẽ phải đạp hay nhấp phanh liên tục, dẫn đến có thể cháy phanh, thì rà phanh để tốc độ xe khoảng 40-50 km/h, kéo cần số về D3 (hay L2) hay M- (M+/-) thao tác như số sàn. Tuy nhiên, để chuyển số phù hợp, nó còn được kiểm soát bằng ECU, kiểm tra tốc độ xe hợp lý, tránh ép ga ép số, cũng như để ngăn động cơ không bị quá tốc, hộp số tự động sẽ không giảm số khi bạn gạt cần số về D- khi đang lái xe với tốc độ cao.

Lái xe xuống đèo
Lái xe cần lưu ý thao tác đúng khi xuống đèo

Lúc này độ dốc (thế năng) sẽ là động lực kéo xe, còn động cơ sẽ làm nhiệm vụ phanh hãm. Tiếp tục, để hờ chân phanh, nếu tốc độ xe vẫn chạy nhanh hơn tốc độ mà bạn cảm thấy không an toàn (>50 km/h), thì kéo cần số về D2 hay L hay M-. Chừng nào tốc độ xe trong khoảng 40-50 km/h mà không cần ga, không nhấp phanh (chỉ để hờ chân phanh), thì coi như bạn đã chọn số phù hợp với độ dốc của đường đèo. Xe cứ thế xuống đèo, còn bạn chỉ để hờ chân phanh và quan sát đường. Chỉ khi cần thiết thì mới nhấp phanh hay phanh để dừng.

Người ta gọi đây là chế độ phanh bằng động cơ. Tuy nhiên ở những đèo dốc mà đoạn lên/xuống dốc ngắn, lên xuống liên tục, thì bạn nên về số “tay”, và áp dụng như xe số sàn, nghĩa là “lên số nào thì xuống số đó”, để không phải thao tác cần số nhiều, cứ lên dốc phải đẩy cần số về D, xuống lại kéo về D3 hay D2. Chú ý trên các đoạn đường đèo vì tầm nhìn kém, bạn phải tuân thủ an toàn giao thông, tuyệt đối không được vượt ẩu (cho dù phải bò sau xe tải, thì bạn vẫn phải kiên nhẫn theo mà không được liều lĩnh vượt ở các đoạn không cho phép, hay không thể quan sát).

Trên các cung đường gập ghềnh, xấu cũng vậy, được đoạn nọ thì mất đoạn kia, liên tục xen lẫn nhau, thay vì cứ để D thì xe sẽ tự động chuyển số liên tục tùy vào đoạn xấu tốt mà bạn đạp ga, làm cho hộp số phát nóng hơn, cũng không thể đi nhanh hơn, thì bạn chuyển về số tay D3/D2 hay M. Lúc này xe chỉ chạy ở một số cố định phù hợp với tốc độ ước lượng của bạn trên đoạn đường đó.

Hãy liên hệ ngay với Trung tâm Giáo dục Nghề nghiệp MEKONG khi có nhu cầu Bổ túc tay lái thông qua địa chỉ:

  • Cơ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com

1 thoughts on “Kinh nghiệm lái xe ô tô số tự động khi đi đường đèo

Bình luận được đóng lại.