Có thể nói, xe ô tô đang dần trở nên phổ biến hơn và trong thời gian tới, nhờ vào các ưu đãi đến từ thuế nhập khẩu cũng như ưu đãi được tạo ra từ các hãng xe nhằm cạnh tranh với nhau. Chính vì thế giá bán có thể sẽ dễ dàng hạ thấp và tiếp cận tốt hơn đến người dân.

Tuy nhiên, việc sở hữu một chiếc xe không chỉ đơn giản là sở hữu và biết lái nó. Ít nhất, hãy cố hiểu được những thứ cơ bản nhất của các hệ thống trên một chiếc xe ô tô. Dù cho là một chiếc xe đắt tiền hay một chiếc xe bình dân, nguyên tắc hoạt động của các hệ thống gần như là tương đồng nhau, có chăng sự khác biệt chỉ nằm ở các nâng cấp và hệ thống các công nghệ thế hệ mới mà nhà sản xuất trang bị cho mẫu xe đó.

Trung tâm MEKONG gửi đến bạn những thông tin cơ bản về xe ô tô cũng như các hệ thống trên xe. Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến phương pháp, kỹ năng lái xe an toàn, hãy tham khảo qua laixemekong.com nhé.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Phân loại xe ô tô

Xe ô tô có rất, rất nhiều kiểu dáng khác nhau tùy vào nhà sản xuất cũng như phân khúc mà nó được hướng đến. Ở bài đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu những kiểu xe cơ bản nhé.

+ Sedan: Đây là một trong những kiểu xe phổ biến nhất. Sedan được phân biệt với các mẫu xe khác khi sở hữu ba khoang được phân chia một cách rõ rệt, gồm khoang động cơ đặt trước, khoang hành khách ở giữa và khoang hành lý phía sau. Những chiếc sedan thường có cấu hình bốn cửa, năm chỗ ngồi hoặc bốn chỗ ngồi.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Hatchback: Đây là dòng xe cỡ nhỏ hoặc trung, dùng cho cá nhân hay gia đình có thêm nhu cầu chở nhiều hành lý. Phần đuôi xe không kéo dài thành cốp như sedan mà cắt thẳng ở hàng ghế sau, tạo thành một cửa mới, hàng ghế phía sau cũng có khả năng gập xuống tạo không gian lớn xếp đồ.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ SUV – Sport Utility Vehicle: Hay xe thể thao đa dụng là một kiểu xe gầm cao, thường sẽ được sử dụng kết cấu khung gầm rời (body on frame) thay vì uni-body. Kiểu xe này có thiết kế khá tương đồng với hatchback nhưng to lớn hơn, có thể phù hợp để chở từ năm đến 7 người và có khoang hành lý phía sau. Nhờ khoảng sáng gầm lớn, xe có thể dễ dàng vượt địa hình cũng như đi xa thoải mái hơn.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Pickup – xe bán tải: Pick-up được biết đến như một dòng kết hợp giữa xe tải cỡ nhỏ và xe gia đình. Kiểu dáng như một chiếc xe đa dụng (MPV), khoang ghế ngồi có 5 chỗ (tính cả ghế lái); có thêm một thùng chở hàng phía sau, tách biệt hẳn với khoang ghế hành khách, có thể chở được hàng hóa với kích thước quá khổ mà những chiếc xe đa dụng khác không thể đảm nhiệm. Khung gầm tương tự như xe tải, thiết kế phù hợp với nhiều địa hình. Vận chuyển hàng hóa trọng lượng vừa phải (từ 500 – 700kg).

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Crossover: Crossover (tên đầy đủ Crossover Utility Vehicle – CUV) là đứa con lai giữa 1 chiếc SUV đúng nghĩa và xe đô thị (thường là các mẫu Sedan). Một chiếc Crossover được thừa hưởng gầm cao như SUV nhưng thiết kế rất phức tạp, màu mè hơn. Do đó các hãng thường điều chỉnh khiến hai dòng xe này về gần nhau, đây là giải pháp linh động cho những người sống thành thị nhưng thích phong cách SUV do đó cách gọi crossover là SUV vẫn được chấp nhận.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Wagon/Estate: Ở thị trường Châu Âu, dòng wagon rất được ưu chuộng khi chúng vừa là một chiếc hatchback nhưng không quá nhỏ nhờ vào phần đuôi xe kéo dài ra phía sau. Có thể nói, nếu hatchback là một chiếc sedan có đuôi xe dừng ngay hàng ghế sau thì wagon là một chiếc sedan với mui xe kéo dài dến hết cốp sau và tạo nên cửa thứ năm.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Coupe: Coupe được định nghĩa là một chiếc xe có hai cửa, 2 ghế ngồi (hoặc thêm 2 ghế phụ phía sau), mui kín có phần mái kéo dài xuống tận đuôi, đuôi xe ngắn. Xe được thiết kế với động cơ công suất lớn, không có trụ B. Nhắc tới coupe là nhắc tới xe thể thao, kiểu dáng hầm hố.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Spider/Convertible/Roadster…(xe mui trần0: Convertible là từ chỉ chung những mẫu coupe có khả năng mở mui thành “mui trần”. Loại xe này vẫn có thể đóng kín bằng mui mềm từ vải hoặc mui cứng có thể xếp gọn khi mở nắp cốp phía sau. Ngoài những tên gọi trên, xe mui trần còn có thể được gọi với những cái tên như Cabriolet, Spyder, Aperta hay những chiếc xe không mui, không kính chắn gió gọi là Speedster.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ MPV: Minivan hay MPV (Multi-Purpose Vehicle) xe đa dụng là mẫu xe thường sử dụng cho gia đình, có khả năng linh động chuyển đổi giữa chở người và chở hàng hóa. MPV thường có gầm cao hơn sedan nhưng thấp hơn crossover hay SUV.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Những phần cấu tạo chính của xe

Sau khi hiểu được chiếc xe của bạn thuộc loại xe nào, hãy tiếp tục tìm hiểu về các hệ thống, chi tiết cấu tạo nên nó nhé. Nói chung, tất cả các mẫu xe đều được tạo thành từ bốn mảng chính là điện, máy, gầm và đồng sơn.

+ Điện bao gồm các hệ thống liên quan đến đèn, tiện ích trong ngoài xe cũng như các hệ thống hỗ trợ an toàn chủ động, bị động trên xe.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Máy gồm có động cơ và các hệ thống phục vụ nhằm giúp nó hoạt động trơ tru, không bị gián đoạn.

+ Gầm ở đây bao gồm các thành phần cấu tạo nên khung gầm, hệ thống treo, hệ thống phanh cũng như hệ thống dẫn động.
Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô
+ Đồng sơn là nói đến các yếu tố cấu thành thân xe bên ngoài. Người ta hay nói làm đồng để đề cập đến việc phục hồi sơn xe cũng như phục hồi chỗ móp, bể, hay các hư hại nặng hơn do tai nạn gây ra.

Thứ gì cung cấp sức mạnh cho xe

Câu trả lời cực kỳ đơn giản, đó chính là động cơ. Vậy động cơ có bao nhiêu loại và chúng hoạt động như thế nào để cung cấp sức mạnh cho xe? Trong phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại động cơ thông dụng nhất trên xe hơi hiện nay nhé.

Phân loại vào nhiên liệu

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Động cơ xăng: Hiện nay, đa phần các xe con, xe gia đình sử dụng động cơ này vì sự êm ái của nó trong khi xe thể thao dùng động cơ này vì nó mang lại cảm giác “bốc” hơn dầu mỗi lần vào ga.

+ Động cơ dầu: Loại động cơ này thường được trang bị cho những loại xe cần lượng mô-men xoắn lớn và có được ngay ở tua máy thấp, thường thấy trên xe tải, xe bán tải hoặc những chiếc suv cỡ lớn. Động cơ dầu có ưu điểm tiết kiệm hơn xăng nhưng khi hoạt động lại ồn hơn (sẽ được giải thích ở các phần sau).

+ Động cơ lai: Loại này thường sử dụng một động cơ đốt trong, có thể là xăng hoặc dầu kết hợp cùng mô-tơ điện hỗ trợ tăng tốc hoặc gia tăng công suất.

+ Động cơ điện: Loại này sử dụng nguồn điện từ ắc-quy cao áp dung lượng lớn để vận hành xe.

+ Động cơ hydro: Loại này vẫn là động cơ điện nhưng dùng pin nhiên liệu hydro để tạo điện, thải ra môi trường là nước.

Phân loại dựa vào kiểu vận hành của piston

Cái này có hai loại là piston tịnh tiến thẳng, nói khoa học là vậy thôi chứ đây là loại động cơ mà xe con hay dùng. Loại thứ hai là động cơ xoay Wankel, dùng piston xoay quanh trục khuỷu để nén hòa khí vào xi-lanh, tạo năng lượng.

Các kiểu bố trí động cơ xe ô tô

Trong phần này, ta sẽ nói về các kiểu bố trí của động cơ thường thấy nhất trên xe hơi hiện nay nhé. Trên xe, khi mở khoang động cơ, nhà sản xuất thường chú thích đó là động cơ gì bằng mã của họ hoặc đơn giản hơn là một chữ cái và một số. Trong đó, chữ cái chỉ kiểu bố trí của xi-lanh và số chỉ số lượng xi-lanh.

+ Kiểu I: Đây là kiểu thường thấy nhất trên xe. Ở kiểu này, các xi-lanh được xếp thẳng hàng với nhau.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Kiểu V: Kiểu V thường được sử dụng trên những mẫu xe hiệu suất cao, được cấu thành từ hai hàng xi-lanh riêng biệt được đặt theo một góc cố định. Thay vì động cơ I6 có chiều dài khá đáng kể thì V6 chỉ dài khoảng hơn phân nửa, thay vào đó là bề ngang lớn hơn.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Kiểu VR: Để tối ưu kích thước khoang động cơ, Volkswagen đã giới thiệu đến thế giới động cơ VR6 với 6 xi-lanh vào năm 1991. Đây là một động cơ V với góc giữa hai xi-lanh khá hẹp, chỉ 15 độ và nằm hoàn toàn trên một thân máy. Kiểu này có ưu điểm về chiều dài của động cơ V và cả chiều ngang của động cơ I.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Kiểu W: Thường thấy trên những chiếc xe hiệu suất cao, xe sang của tập đoàn Volkswagen. Động cơ W trước đây được sử dụng trên máy bay với ba thân máy riêng lẻ. Đến khi có mặt trên xe thương mại, W chỉ còn hai thân máy do được cấu thành từ hai động cơ VR của VW. Hiện nay, Bentley vẫn sử dụng W12 trong khi Bugatti dùng W16.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

+ Kiểu Boxer: Boxer hay Flat-engine là kiểu bố trí xi-lanh với góc giữa hai thân máy là 180 độ. Ở đây mình gọi là boxer để phân biệt với động cơ đối đỉnh. Động cơ này có ưu điểm là trọng tâm cực kỳ thấp do xi-lanh nằm ngang và nằm ở chiều cao tương đương trục khuỷu.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Động cơ hoạt động như thế nào?

Dù cho có là động cơ sử dụng xăng hay dầu diesel, phương thức hoạt động của chúng gần như là tương đồng khi đều có một chu trình hoạt động gồm 4 kỳ. Sự khác biệt giữa hai động cơ này đến từ cách mà piston sinh công ở cuối kỳ nén và đầu kỳ nổ.

Động cơ xăng

Ở động cơ xăng, quá trình nạp – nén – nổ – xả bắt đầu khi piston đi xuống ở kỳ nạp và xu-páp nạp mở, hút luồng không khí bên ngoài vào trong buồng đốt. Với những động cơ kiểu cũ sử dụng bộ chế hòa khí, luồng không khí này sẽ là hòa khí bao gồm cả nhiên liệu trong khi ở động cơ phun xăng trực tiếp, nhiên liệu sẽ được phun theo luồng bên trong buồng đốt.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Nhiên liệu xăng của động cơ này được kích nổ nhờ vào bugi. Hệ thống đánh lửa được thiết lập để biết đâu là điểm thích hợp ở cuối kỳ nén và cấp điện cao áp đến bugi tạo tia lửa, từ đó kích nổ hòa khí đang bị nén bên trong buồng đốt để sinh công.

Năng lượng này sẽ đẩy piston đi xuống, nối với trục khuỷu thông qua thanh truyền, piston sẽ làm trục khuỷu quay và truyền sức mạnh đến bánh xe. Sau đó, quán tính quay của trục khuỷu sẽ đẩy piston đi lên, ở kỳ này, xu-páp xả sẽ mở, đẩy hỗn hợp hòa khí sau khi cháy ra ngoài buồng đốt. Quá trình này lặp đi lặp lại để cung cấp năng lượng liên tục cho xe.

Động cơ dầu

Khác với động cơ xăng, động cơ sử dụng nhiên liệu dầu diesel sẽ không có bugi đánh lửa, thay vào đó, nhiên liệu này sẽ tự cháy và sinh công khi được nén với áp suất phù hợp. Động cơ này cũng có đủ bốn kỳ nạp – nén – nổ – xả tương tự như động cơ xăng.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Ở kỳ đầu tiên, piston đi xuống và hút vào không khí thay vì hòa khí. Đến cuối kỳ nén, lúc này, kim phun sẽ phun nhiên liệu vào buồng đốt. Nhiên liệu được phun vào buồng đốt với áp suất lên đến 1.800 Bar (Common Rail), khoảng gần 2.000 kg/cm2. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cháy tối ưu nhất, nhiên liệu dầu diesel thường được làm nóng ở buồng đốt phụ bằng bugi xông trước khi được phun vào buồng đốt chính. Sau khi được phun vào, dầu và không khi được nén sẽ cháy và sinh công, đẩy piston đi xuống và xoay trục khuỷu.

Sức mạnh truyền đến bánh xe như thế nào?

Sau khi động cơ sinh ra sức mạnh, trục khuỷu sẽ chuyển động xoay và từ đó, chuyển động này được truyền qua một số cơ cấu dẫn động trước khi đến với đích đến là bánh xe. Nhiệm vụ của hệ dẫn động là truyền sức mạnh và duy trì sức mạnh tốt nhất mà không gây tổn hao lớn trong quá trình vận chuyển nó đến bánh xe. Cơ cấu truyền động sẽ bao gồm:

+ Ly hợp (côn) dùng cho hộp số sàn hoặc hộp số tuần tự, biến mô dùng cho hộp số tự động. Bộ phận này có vai trò kết nối và ngắt kết nối hộp số và động cơ.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền của động cơ giúp người lái dễ dàng kiểm soát sức mạnh và mô-men xoắn đến bánh xe.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Trục truyền động (trục các-đăng) có vai trò truyền sức mạnh từ hộp số đến bộ vi-sai cầu xe.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Vi-sai được dùng để phân bổ mô-men xoắn và điều chỉnh chúng khi xe vào cua để tránh tình trạng trượt bánh.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Bán trục nhận mô-men xoay từ vi-sai và truyền chúng đến bánh xe.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Bánh xe sẽ được xoay nhờ mô-men từ bán trục, vận hành xe.

Những điều cơ bản nên biết về xe ô tô

Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM

Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như:

  • Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào.
  • Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên.
  • Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất.
  • Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên.
  • Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao.

Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.

Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:

  • Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
  • Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: (028) 9999 3739
  • Email: contact@laixemekong.com
  • Website: www.laixemekong.com
Liên hệ ngay!