Dải phân cách là một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống giao thông đường bộ. Có thể thấy, nhờ sự xuất hiện của dải phân cách, tỷ lệ tai nạn giao thông giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, chính xác giải phân cách là gìgiải phân cách trên đường bộ gồm những loại nào không phải ai cũng biết. Vậy, cùng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây nhé. 

Giải phân cách là gì?

Hiểu đơn giản, giải phân cách là biểu tượng dùng để phân chia mặt đường di chuyển thành hai chiều chạy xe riêng biệt. Bên cạnh đó, giải phân cách còn có tác dụng phân chia làn đường của xe cơ giới với xe thô sơ, hoặc với nhiều loại xe khác nữa trên cùng một chiều giao thông lưu thông. 

dai phan cach duong bo
Có 3 loại giải phân cách chính

Có mấy loại dải phân cách?

Xét về chức năng sử dụng, hiện nay, có 3 loại giải phân cách chính: 

  • Giải phân cách giữa: Đường phân cách này được đặt ngay trung tâm con đường, đảm nhiệm nhiệm vụ phân chia phần đường chính với phần đường bên. Hoặc, dùng để phân chia phần đường xe thô sơ với xe cơ giới. 
  • Giải phân cách bên: Đường phân cách bên được sử dụng để phân chia đường chính và đường bên. Hoặc, để phân chia đường xe cơ giới với xe thô sơ, hay với nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông. 
  • Giải phân cách mềm: Dạng phân cách này chủ yếu xuất hiện ở các khung đường cua hiểm trở hoặc có tính cơ động cao. Giải phân cách mềm không ảnh hưởng đến mặt đường và dễ dàng tháo lắp nhanh chóng. Nguyên liệu làm ra giải phân cách mềm thường là nhựa, bền và gọn nhẹ. Những đặc điểm này nhằm phục vụ cho sự thuận tiện khi lắp đặt và di chuyển, cũng như giảm thiểu chi phí nhân công tháo lắp. Song song giải phân cách mềm, bạn sẽ thấy thêm sự xuất hiện của các biển báo giao thông như cấm dừng, cấm đỗ theo giờ. Vì vậy, bạn cần chú ý thêm về những biển báo này để tránh trường hợp bị xử phạt nặng nhé.

Giải phân cách trên đường bộ gồm những loại nào?

Theo quy định tại Điểm 85.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ: Giải phân cách đường bộ có hai loại chính là giải phân cách cố định và giải phân cách di động. Theo đó, đặc điểm cụ thể của từng giải phân cách như sau: 

Giải phân cách cố định

Giải phân cách trên đường bộ gồm những loại nào?
Giải phân cách cố định

Giải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường di chuyển của xe. Trong đó, có các loại cơ bản như:

  • Dải phân cách dạng bó vỉa, bên trong đổ thêm đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng) và có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.
  • Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẽ giữa các phần xe chạy, thường có dạng lõm xuống. Hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên và sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm.
  • Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3m – 0,8m, tối đa là 1,27m. Nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng linh hoạt điều chỉnh tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế. Thêm vào đó là gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) trong Quy chuẩn.

Giải phân cách di động

Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển linh hoạt theo bề rộng trên mặt đường. Dải phân cách này được tạo bởi các cột (cục) bê tông, có nhựa composite bên trong để có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m – 0,8 m. Sau đó, xếp liền nhau hoặc có các ống thép Æ40 – Æ50 xuyên. Từ đó, tạo thành hệ thống lan can vững chắc trên mặt đường. Dải phân cách di động được chia làm 2 bộ phận chính là thân đế và mặt biển. Cụ thể: 

Giải phân cách di động 
Giải phân cách di động
  • Thân đế: Được làm bằng thép dày 2 – 3mm sơn phủ 03 lớp. Trong đó, có 02 lớp sơn chống gỉ và 01 lớp sơn phủ ngoài bằng màu trắng.
  • Mặt biển: Được làm từ vật liệu thép dày 2mm. Mặt sau của biển được sơn 3 lớp. Trong đó, có 02 lớp chống gỉ và một lớp sơn phủ màu xanh. Đối với mặt trước biển, sẽ được dán giấy phản quang 3M3900 màu xanh và được bố trí một mũi tên được làm bằng giấy 3M3900 màu trắng. Đồng thời, phần mặt biển và thân đế được liên kết bằng Bulong rất chắc chắn. 

Nhìn chung, giải pháp sử dụng các loại dải phân cách kể trên trong giao thông đường bộ cộng với sự điều chỉnh phù hợp phương án phân luồng linh hoạt định kỳ đem lại vô vàn lợi ích tích cực. Chẳng hạn, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm, giảm thiểu tỷ lệ tai nạn giao thông, đảm bảo thuận lợi, an toàn cho người và phương tiện lưu thông… 

Lái xe MEKONG – Trung tâm Đào tạo và Sát hạch lái xe đường bộ uy tín nhất TP.HCM

Sở hữu bằng lái xe là một việc bắt buộc với mọi công dân Việt Nam nếu muốn điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Vì vậy, nếu bạn dự tính học bằng lái xe trong tương lai, nhưng chưa biết trung tâm đào tạo nào tốt, đừng ngần ngại liên hệ ngay Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG để hưởng trọn những ưu điểm tuyệt vời như: 

  • Mức giá cạnh tranh, công khai minh bạch và đảm bảo không phát sinh bất kỳ chi phí nào. 
  • Đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, giúp quá trình truyền đạt kiến thức dễ hiểu nhất và phù hợp với từng khả năng học viên. 
  • Linh hoạt điều chỉnh bài giảng theo tốc độ học, và tạo điều kiện học lý thuyết song song thực hành, giúp học viên an tâm tham dự kì thi với kết quả cao nhất. 
  • Có thể sắp xếp giờ học linh động theo thời gian rảnh của học viên. 
  • Cam kết tỷ lệ đậu lấy bằng cao. 

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi giải phân cách trên đường bộ gồm những loại nào. Hy vọng bạn đã hiểu hơn về giải phân cách và ý nghĩa của việc sử dụng chúng trong giao thông. Thêm vào đó, đừng quên đón đọc bài viết tin tức hữu ích từ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp MEKONG trong thời gian tới nhé.

Liên hệ ngay!