Lái xe ban đêm, di chuyển trên đường thiếu sáng, được xem là thách thức khó khăn với nhiều chủ xe đặc biệt là lái mới “non tay”. Điều kiện di chuyển này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra va chạm giao thông. Để tự tin điều khiển phương tiện, người tham gia giao thông cần trang bị những kỹ năng lái xe an toàn khi không có đèn đường.
Tại Việt Nam vẫn còn nhiều tuyến đường ở khu vực nông thôn, đường đèo dốc, khu vực dân cư thưa thớt chưa được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ khiến tầm nhìn của người lái bị hạn chế. Lúc này, người điều khiển có thể tận dụng ánh sáng từ đèn ô tô, tập trung quan sát xung quanh và di chuyển với tốc độ vừa phải để đảm bảo lái xe an toàn khi không có đèn đường.
Đường không có đèn tiềm ẩn nguy hiểm khi lái xe ban đêm
Đường không có đèn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện. Do tầm quan sát bị ảnh hưởng nên người lái có thể dễ va chạm giao thông. Bên cạnh đó, trong điều kiện thiếu sáng, người lái không thể quan sát được các biển báo và biển chỉ dẫn trên đường, nên dễ mắc lỗi chuyển hướng, vượt sai quy định…
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, đa số các vụ tai nạn giao thông thường xảy ra vào ban đêm (từ 18-24 giờ) và số người tử vong của các vụ va chạm nghiêm trọng trong khung giờ này lên tới 38,3%. Đáng lo ngại là tình trạng, nhiều vụ va chạm xảy ra trên đường không có đèn.
>> Tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn lái xe tải cơ bản cho người mới
- 9 kinh nghiệm lái xe đường dài ngày và đêm an toàn cho lái mới
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe ô tô mới nhất 2023
Các lưu ý để lái xe an toàn khi không có đèn đường
Để hạn chế va chạm khi điều khiển phương tiện trên đường thiếu sáng, người lái ngoài việc tuân thủ đúng luật Giao thông còn cần chủ động trang bị kỹ năng lái xe ban đêm đồng thời sử dụng thêm các công nghệ hỗ trợ phù hợp.
Tuân thủ Luật Giao thông
Khi di chuyển vào ban đêm, đặc biệt những đoạn đường tối, người điều khiển phương tiện cần chấp hành nghiêm túc Luật giao thông. Người lái không được phóng nhanh vượt ẩu hay đi sai làn gây ảnh hưởng tới các phương tiện cùng hoặc ngược chiều.
Bên cạnh đó, việc chú ý quan sát vạch kẻ đường và các biển báo cũng giúp người lái có thể chủ động xử lý được các tình huống bất ngờ như động vật băng qua đường, gặp ổ gà hoặc xe dừng đỗ bên đường,…
Ngoài ra, người điều khiển xe nên duy trì phương tiện ở làn đường cho phép, đi theo đúng chỉ dẫn của vạch kẻ đường và hạn chế lấn làn. Điều này giúp hạn chế tối đa va chạm khi di chuyển tại những đoạn đường lạ, chưa từng đi qua.
Giữ tinh thần ổn định, vững tay lái
Để có thể lái xe an toàn trong điều kiện bất lợi về ánh sáng, chủ xe nên giữ đầu óc tỉnh táo, ổn định. Điều này giúp người lái có tầm quan sát tốt và giữ vững tay lái. Sự hoang mang, sợ hãi có thể khiến tâm lý người điều khiển bị ảnh hưởng dẫn đến không thể kiểm soát được tay lái dẫn tới nhiều sự cố đáng tiếc.
Đặc biệt, khi không thể đảm bảo được sức khỏe để điều khiển phương tiện trong điều kiện không có đèn đường và tầm nhìn hạn chế, lái xe nên nhờ người đi cùng hỗ trợ lái thay hoặc dừng lại gọi cứu hộ để đảm bảo an toàn.
Chủ động kiểm soát tốc độ
Khi không có đèn đường, người lái sẽ khó quan sát được vị trí các ổ gà hoặc các chướng ngại vật. Do đó, việc kiểm soát, duy trì tốc độ sẽ giúp người lái chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống.
Để đảm bảo an toàn, người tham gia giao thông cần di chuyển chậm và tập trung cao độ để bảo vệ bản thân và người cùng lưu thông. Tuy nhiên, người lái cũng không nên đi tốc độ quá thấp để tránh gây ảnh hưởng tới các phương tiện di chuyển phía sau và dẫn tới ùn tắc.
Linh hoạt sử dụng đèn chiếu hợp lý
Khi di chuyển vào ban đêm, đèn xe chính là giải pháp chiếu sáng chủ động cho người lái. Đèn pha sẽ giúp người lái mở rộng tầm nhìn, có thể quan sát được các biển báo giao thông hoặc vật cản ở khoảng cách xa. Tuy nhiên, người lái chỉ nên bật pha khi di chuyển tại những tuyến đường ít phương tiện qua lại để tránh gây chói mắt cho người cùng lưu thông.
Ngược lại, đèn cốt xe cho phép người lái quan sát vật cản trong phạm vi ngắn và ít gây cản trở cho phương tiện khác, đảm bảo an toàn khi di chuyển tại đoạn đường có mật độ giao thông đông đúc.
Để lưu thông an toàn và không gây cản trở cho phương tiện khác, người lái có thể linh hoạt dùng đèn xa để cải thiện quan sát tầm rộng khi di chuyển trên những đoạn đường vắng. Nhưng nếu có xe ngược chiều thì cần chuyển sang đèn gần để tránh làm lóa mắt người điều khiển phương tiện đối diện.
Khi bị đèn pha của xe ngược chiều gây chói mắt dẫn tới khó kiểm soát tay lái, chủ xe có thể nhấp nháy đèn để ra tín hiệu cảnh báo để người cùng lưu thông điều chỉnh đèn hợp lý.
Không dừng, đỗ xe bên đường vắng
Người lái không nên dừng tại những điểm khuất, đoạn đường thiếu sáng hay dừng trong thời gian dài làm hạn chế tầm quan sát của phương tiện khác đồng thời tiềm ẩn nguy cơ va chạm giao thông. Trong trường hợp bắt buộc phải dừng, đỗ phương tiện, người lái cần giảm tốc độ, bật đèn xi nhan và từ từ táp vào lề đường. Đồng thời, người lái cần duy trì bật đèn xi nhan để cảnh báo cho các phương tiện khác.
Sử dụng công nghệ hỗ trợ giúp lái xe an toàn khi không có đèn đường
Ngoài hệ thống đèn chiếu sáng của xe, người lái có thể trang bị thêm những tính năng, phụ kiện hoặc công nghệ khác để hỗ trợ di chuyển trên đường không có đèn vào ban đêm.
Sử dụng đèn pha thông minh
Đèn pha thông minh có khả năng tự động điều chỉnh góc chiếu, dải sáng, cũng như hệ thống mở rộng góc chiếu sáng khi vào cua. Vì vậy, người lái không cần phải lưu tâm đến việc thao tác thủ công chuyển đèn chiếu xa – gần. Khi độ sáng được điều chỉnh tự động giúp người lái cải thiện khả năng phản xạ, dễ dàng đọc thông tin biển báo và nhận diện chướng ngại vật từ xa.
Tăng sáng cho ô tô
Để nâng cao khả năng chiếu sáng của ô tô, chủ xe có thể sử dụng thêm các loại đèn tăng sáng như Xenon hay LED. Đây là một giải pháp có hiệu quả cao, giúp cải thiện khả năng quan sát và dễ dàng xác định phương hướng khi di chuyển vào ban đêm.
Tuy nhiên, khi thực hiện độ đèn xe ô tô, chủ phương tiện cũng cần tuân thủ đúng quy định, không nên lạm dụng quá nhiều đèn hoặc lắp đặt sai vị trí vì điều này có thể gây mất an toàn giao thông. Bên cạnh đó, việc lắp thêm các thanh đèn LED ở phía trước và dọc thân xe còn là “nỗi ám ảnh” đối với những xe đi ngược chiều vì ánh sáng mạnh từ đèn gây lóa mắt, ảnh hưởng tới khả năng quan sát.
Sử dụng camera hồng ngoại
Nhiều chủ xe lắp đặt thêm camera lùi hồng ngoại để hỗ trợ di chuyển an toàn hơn vào ban đêm. Thiết bị này được gắn ở sau xe, gương chiếu hậu hoặc kính chắn gió giúp người lái có thể quan sát được mọi chuyển động ở phía đuôi ô tô. Với dữ liệu thu được, người lái sẽ có phương án điều khiển phương tiện và chuyển hướng an toàn, hạn chế va chạm với các xe khác.
Bên cạnh đó, công nghệ camera hồng ngoại được trang bị còn giúp khuếch đại ánh sáng và ghi lại hình ảnh lùi xe trong môi trường thiếu ánh sáng rõ nét như ban ngày. Ngoài ra, thiết bị này còn có một số tính năng nổi bật khác, cụ thể:
- Giúp lái xe nhìn rõ vật cản đằng sau và xác định khoảng cách lùi xe an toàn để đảm bảo giao thông.
- Thiết kế đẹp, tiện dụng và không gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ xe.
- Thiết bị có thể dễ dàng lắp đặt trên nhiều loại xe khác nhau.
- Thoải mái tùy chỉnh góc quay của camera để phù hợp với góc nhìn.
- Có thể đồng bộ với hệ thống xe.
Lắp cảm biến quanh xe
Cảm biến xung quanh hay còn được gọi là cảm biến lùi hoặc cảm biến va chạm được lắp đặt tại đầu, đuôi hoặc 2 bên thân xe để tăng khả năng quan sát góc khuất, điểm mù. Khi thực hiện lùi, đỗ hoặc dừng xe, hình ảnh do cảm biến thu được sẽ chiếu lên màn hình, người lái có thể đưa ra phán đoán nhanh chóng mà không cần phải quan sát qua gương.
Bên cạnh đó, thiết bị này có khả năng phát ra tín hiệu để cảnh báo các nguy hiểm và vật cản ở gần xe. Nhờ đó, người lái có thể chủ động xử lý các tình huống, tránh xảy ra va chạm gây thiệt hại về người và tài sản, đặc biệt khi di chuyển nơi không có đèn đường . Tùy thuộc và điều kiện tài chính và nhu cầu, các chủ xe có thể lựa chọn lắp đặt loại cảm biến lùi phù hợp:
- Cảm biến lùi 4 mắt: Phù hợp với nhiều dòng ô tô khác nhau. Khi cài số lùi, bộ nguồn cảm biến sẽ xác định vật cản, đo khoảng cách và phát tín hiệu cảnh báo tới người lái.
- Cảm biến 6 mắt (cảm biến lùi, tiến): gồm 4 cảm biến phía sau và 2 cảm biến phía trước giúp cung cấp tới người lái hình ảnh rõ nét và phát ra cảnh báo bằng âm thanh. Từ đó, người lái có thể quan sát tốt các vị trí phía trước, sau xe và điểm mù để có thể điều khiển phương tiện an toàn.
- Cảm biến 8 mắt (Cảm biến xung quanh): gồm 4 cảm biến ở phía trước và 4 mắt ở phía sau, hoặc 4 mắt ở phía sau, 2 mắt phía trước và 2 mắt bên sườn xe tùy nhu cầu. Khi người lái lùi hoặc phanh, cảm biến sẽ nhận tín hiệu và đưa ra chuông báo động nếu xe vượt quá khoảng cách an toàn cho phép.
>>> Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các loại bằng lái xe ở Việt Nam được sử dụng năm 2023
Dùng kính lái xe ban đêm
Sử dụng kính lái xe ban đêm là giải pháp an toàn khi di chuyển trên đường không có đèn. Kính lái xe ô tô ban đêm thường có tròng màu vàng tích hợp khả năng lọc ánh sáng và chống chói mắt cho người lái. Khi di chuyển vào ban đêm, phụ kiện này sẽ mang lại nhiều lợi ích như:
- Chống chói, làm giảm cường độ ánh sáng từ đèn đường và ánh sáng trắng từ xe đi ngược chiều.
- Tăng độ tương phản khả năng tập trung cho mắt .
- Hạn chế tình trạng lóa mắt vào ban đêm cho người lái nhờ công nghệ tráng mắt kính đa lớp
- Tăng tầm nhìn lái xe, hỗ trợ ngăn bụi bẩn và vật thể lạ bay vào mắt.
Việc di chuyển ban đêm sẽ không còn đáng sợ khi người lái trang bị những kỹ năng lái xe an toàn khi không có đèn đường. Để đảm bảo an toàn, chủ phương tiện có thể sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ như đèn pha thông minh, cảm biến hồng ngoại, kính lái xe ban đêm,… để tăng phạm vi quan sát, giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra va chạm giao thông.
Liên hệ ngay với Trung tâm GDNN Mekong để được hỗ trợ tư vấn Khóa học thi bằng lái xe ô tô chi tiết, qua Hotline: (028) 9999 3739.
Địa chỉ liên hệ Trung tâm GDNN Mekong:
- Trụ sở: 158/46 Hoàng Hoa Thám, Phường 12, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh
- Sân sát hạch: 2244/10 Quốc lộ 22, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 9999 3739
- Email: contact@laixemekong.com
- Website: www.laixemekong.com